Học tập đạo đức HCM

Điều khiển lúa xuân tránh sâu bệnh hại

Thứ ba - 11/04/2017 06:32
Một số bệnh nguy hiểm có thể tránh hoàn toàn nếu nông dân biết khéo léo điều khiển cây lúa tránh được các đợt phát tán ồ ạt của ký sinh gây bệnh.

 

Hỏi: Xin cho biết làm thế nào để điều khiển lúa xuân tránh được sâu bệnh hại?

Trả lời: Thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng giống có khả năng kháng được sâu bệnh hoặc giống có khả năng bù trừ cao khi bị sâu hại tấn công. Sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, ruộng thông thoáng ít hấp dẫn côn trùng, bệnh hại.

Một số bệnh nguy hiểm có thể tránh hoàn toàn nếu nông dân biết khéo léo điều khiển cây lúa tránh được các đợt phát tán ồ ạt của ký sinh gây bệnh. Ví dụ điều khiển lúa trổ khoảng 1 tuần sau tiết lập hạ khi chưa có gió bão, không có mưa kéo dài nên bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông không có điều kiện phát triển và gây hại...

Các biện pháp kỹ thuật như thâm canh mạ, tạo ra cây khỏe, bón phân đúng cách, cấy hàng rộng, điều tiết nước hợp lý... sẽ hạn chế một cách tối đa cho lúa trước sự rình rập thường xuyên của các loài gây hại.

Trường hợp phải dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh thì nên sử dụng các loại thuốc an toàn, ít hoặc không gây hại hệ sinh vật có ích trong ruộng lúa.

Để chủ động điều khiển cây lúa không bị nhiễm bệnh, ngoài kỹ thuật canh tác, cần nắm vững điều kiện gây hại của ký sinh, yếu tố thời tiết khí hậu để chủ động bố trí thời vụ sao cho lúa vẫn có đủ điều kiện sinh trưởng, phát triển bình thường. Ví dụ bố trí gieo cấy các giống lúa ngắn ngày ở trà xuân muộn khi đến thời tiết mưa phùn kéo dài thì lúa vẫn non chưa tích lũy nhiều đạm trong lá nên không bị nhiễm đạo ôn lá, khi lúa trổ thời tiết chưa có giông bão, mưa lớn lại rất an toàn.


Hỏi: Dưa hấu ở vùng chúng tôi gần đây thường bị bệnh héo xanh gây hại rất nhiêu. Xin được bày cách phòng trị cho hiệu quả cao?

Trả lời: Héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) là một trong những bệnh thường gặp trên cây dưa hấu ở nước ta hiện nay.

Bệnh làm cho cây dưa đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo rũ trong khi thân lá vẫn còn xanh. Khi mới bị, vào ban ngày có nắng cây bị héo, còn ban đêm cây tươi trở lại, sau 2 - 3 ngày cây không thể tươi trở lại được nữa và chết dần.

Để hạn chế tác hại của bệnh, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Trước khi làm đất, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây dưa hấu (kể cả cây họ bầu bí, họ cà... nếu có) ở vụ trước đem tiêu hủy tránh lây lan bệnh cho cây dưa ở vụ sau.

- Nếu điều kiện cho phép nên cày lật và phơi khô kỹ đất trước khi trồng.

- Lên luống cao, để ruộng dưa thoát nước tốt mỗi khi có mưa, tránh để ruộng bị ẩm ướt kéo dài.

- Sử dụng cây giống khỏe, sạch bệnh.

- Không bón quá nhiều phân đạm, tăng cường thêm lân, kali và phân hữu cơ hoai mục có trộn thêm chế phẩm Trichoderma.

- Phát hiện sớm và nhổ bỏ những cây đã bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy rồi rải vôi bột vào gốc vừa nhổ để khử trùng, hạn chế bệnh lây lan sang cây khác.

- Những ruộng thường bị bệnh gây hại nặng, nếu điều kiện cho phép nên luân canh với cây trồng nước như lúa, các loại rau trồng nước... một vài vụ.

- Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên, nếu thấy bệnh chớm phát sinh thì dùng thuốc phun xịt kịp thời.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Visen 20SC, Linacin 40SL, Mikcide 1.5SL, Trasuminjapane 2SL... (theo hướng dẫn trên nhãn thuốc)

Theo Nguyên Vũ - Đồng Đức/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm279
  • Hôm nay74,230
  • Tháng hiện tại779,343
  • Tổng lượt truy cập90,842,736
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây