Học tập đạo đức HCM

Khi nông dân trồng rau củ tí hon

Thứ sáu - 23/09/2016 03:55
Thị trường đang khá lạ lẫm với các loại rau củ tí hon như bắp cải baby, củ cải baby và cà rốt baby... đây là các giống mới được trồng thử nghiệm tại Đà Lạt. Hình dáng đáng yêu và chất lượng ổn định của chung đem lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân.

Mô hình “Thử nghiệm trồng rau củ baby” của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng hướng tới mục tiêu đánh giá khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế, điều kiện canh tác của một số loại rau củ baby cũng như giới thiệu quy trình kỹ thuật để người nông dân có thêm một lựa chọn.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau củ baby

Gia đình anh Võ Tiến Hùng, thôn Tân An, xã Hiệp An vốn có nghề trồng rau thương phẩm với hệ thống nhà kính, dàn tưới đang hoạt động tốt. Vì vậy, khi được hướng dẫn tham gia thử nghiệm trồng bắp cải baby, củ cải baby và cà rốt baby, anh Hùng sẵn sàng nhận lời với mong muốn học thêm về một loại rau củ mới. 

Anh trồng thử nghiệm ba loại rau trên với diện tích 1.200 m2. Anh Hùng cho hay, rau củ baby đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng rau bình thường khá nhiều, phải rất kỹ càng từ lúc gieo hạt, bứng bầu, xuống cây… Cây trồng phải chăm sóc đúng kỹ thuật, không phun tưới thuốc bảo vệ thực vật linh tinh mà phải sử dụng các loại an toàn. 

May mắn, do trồng trong nhà lưới, nhà kính nên sâu bệnh hại với rau củ baby của nhà anh cũng rất ít. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là đầu ra cho sản phẩm. 

 
 

 

Anh Hùng chia sẻ: “Hiện rau củ baby vườn nhà tôi đã bắt đầu có thu, tôi vẫn vừa bán vừa tìm kiếm đầu ra rộng rãi hơn. Nói chung nhiều người tiêu dùng còn chưa rõ về loại rau củ này nên thị trường còn hẹp, chúng tôi cũng vừa làm vừa dò dẫm thị trường trong đó có thêm kênh bán online dành cho người có thu nhập khá và người tiêu dùng trẻ tuổi”. 

Vườn anh cũng mở cửa đón khách du lịch tới tham quan trải nghiệm và đây cũng là một kênh tiêu thụ khá tốt, rất có hiệu quả với việc quảng bá sản phẩm rau củ baby. Anh Hùng đang tiếp tục trồng rau củ baby, tìm thêm những loại được thị trường yêu thích và xây dựng kênh quảng bá sản phẩm một cách lâu dài. 

 
Theo anh, rau củ baby cũng là một hướng sản xuất tốt, phù hợp với những mảnh vườn có diện tích không quá lớn vì giá cả của rau củ baby khá cao, cho thu nhập tốt nếu có thị trường ổn định. 

 

Anh Từ Hữu Chương ở thôn K Rèn, Hiệp An cũng tham gia trồng thử nghiệm 1 sào súp lơ baby. Súp lơ vốn là giống cây khá khó tính, súp lơ baby cũng gặp một số sâu bệnh hại như bình thường, tuy nhiên, do môi trường nhà kính nên dễ khống chế bệnh hơn. Đến khi thu hoạch, một kg súp lơ baby đạt 30 - 40 bông, anh hiện đang tỉa bán cho thương lái với giá ổn định. Mỗi đợt thu, trên diện tích một sào anh thu được 44 kg, cách ngày thu một đợt và sẽ thu liên tục trong 4 tháng. Do vậy, sản lượng dự kiến đạt 2,6 tấn/sào được đánh giá là khá cao so với rau củ baby. Vấn đề của anh Chương cũng tương tự, đó là tìm đầu ra cho sản phẩm. 

Chị Nguyễn Thị Thùy, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện đề tài “Thử nghiệm trồng rau củ baby” đánh giá, cơ bản trồng rau củ baby là thích hợp trên địa bàn huyện Đức Trọng. Khi chuyển giao kỹ thuật, cán bộ đã hướng dẫn nông hộ thực hiện mô hình tăng cường sử dụng phân hữu cơ, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và ưu tiên sử dụng thuốc sinh học đã góp phần bảo vệ môi trường trong sản xuất, đồng thời tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, qua mô hình thực tế, cán bộ kỹ thuật cũng nhận thấy một số vấn đề cần khắc phục như cần điều chỉnh độ lớn/nhỏ của sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, tìm hướng tiêu thụ trước khi mở rộng diện tích trồng rau củ baby. Trung tâm cũng động viên các nông hộ tiếp tục trồng rau củ baby vào vụ sau để tiếp tục đánh giá khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế và hoàn thiện quy trình trồng loại cây còn khá mới mẻ này.

 

Nguồn: Diệp Quỳnh/baolamdong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay75,038
  • Tháng hiện tại411,670
  • Tổng lượt truy cập97,639,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây