Học tập đạo đức HCM

Công nghệ thông tin là nền tảng của nền Nông nghiệp thông minh

Thứ tư - 28/09/2016 10:34
Với hơn 70% dân số là nông dân, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp Việt đang có dấu hiệu phát triển kém bền vững, giá trị đóng góp không tương xứng với quy mô. Để không bị tụt hậu so với thế giới và khu vực, có thể cạnh tranh được, nông nghiệp Việt Nam cũng phải học tập nhiều lĩnh vực khác, đưa CNTT vào ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Muốn làm được điều đó, trước tiên người nông dân phải có kiến thức về CNTT.
 
 
Muốn nông nghiệp Việt phát triển, người nông dân phải biết CNTT
 
Trong 30 năm đối mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn như đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhiều mặt hàng xuất khẩu có thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cao su, tiêu, hạt điều…. Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng tăng trưởng của ngành chủ yếu dựa trên tài nguyên sẵn có, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người nông dân, đặc tính của cây trồng, thời tiết ... 
 
Từ năm 1990 đến nay, tăng trưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam đã chậm và chững lại. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoan 2000-2013 chỉ đạt 3,4%, bằng 1/2 của Trung Quốc trong cùng kỳ. Thậm chí trong 6 tháng đầu năm ngành Nông nghiệp còn tăng trưởng âm trong khi các ngành khác tăng trưởng dương. Những số liệu này cho thấy Nông nghiệp Việt đang phát triển không bền vững, rất cần phải được hiện đại hóa. Xây dựng được một nền Nông nghiệp thông minh là chủ trương đã được nêu ra trong Nghị quyết lần thứ 12 của Đảng.
 
Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới khi xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, CNTT phải được coi là nền tảng, được áp dụng vào tất cả các quá trình sản xuất nông nghiệp, từ chọn giống, nuôi trồng tới tiêu thụ, tìm kiếm thị trường…Tiến tới xa hơn nữa, tất cả quá trình sản xuất sẽ được tự động hóa dựa trên số liệu thống kê, giám sát về môi trường, tình trạng sâu bệnh, giảm thiểu tác động của các yếu tố mang tính chủ quan. 
 
Đón đầu xu hướng này, một số doanh nghiệp CNTT lớn tại Việt Nam như VNPT, FPT…đã có những sản phẩm, giải pháp tổng thể, ví dụ như các Giải pháp nông nghiệp thông minh, Hệ thống cơ sở dữ liệu về vật nuôi, cây trồng…Đã có những mô hình nông nghiệp thông minh được triển khai trên cả nước song để hình thành được một nền nông nghiệp thông minh, mô hình này cần phải được nhân rộng.
VNPT trình diễn giải pháp Nông nghiệp thông minh tại Triển lãmVietnam ICT comm 2016
VNPT trình diễn giải pháp Nông nghiệp thông minh của mình tại Triển lãmVietnam ICT comm 2016
Việc nhân rộng các mô hình này trong toàn ngành nông nghiệp có lẽ vẫn là câu chuyện của tương lai. Còn việc cần làm đầu tiên là phải thay đổi tư duy của những người trực tiếp sản xuất - người nông dân, nhất là quan điểm về tầm quan trọng CNTT. CNTT được coi là công cụ để tất cả mọi người tiếp cận với thông tin, với khoa học công nghệ. Đối với nông dân cũng không ngoại lệ, CNTT sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận được với các công nghệ cao, công nghệ mới, từ đó có thể học hỏi, sáng tạo, cải tiến quy trình sản xuất nông nghiệp. CNTT cũng là công cụ để nông dân nắm bắt tình hình thị trường, tìm kiếm đầu vào, đầu ra cho các loại sản phẩm, chủ động tiếp thị sản phẩm của mình cũng như các chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến nông nghiệp…Chính vì vậy, việc người nông dân nắm được những kỹ năng CNTT cơ bản phục vụ viêc tiếp cận thông tin là một trong những điều kiện tiên quyết trong quá trình xây dựng một nền Nông nghiệp hiện đại.
 
Nâng cao kiến thức về CNTT cho nông dân bằng những cuộc thi
 
Một trong những cách để người nông dân hiểu về vai trò của CNTT cũng như tiếp cận các kỹ năng về CNTT nhanh nhất chính là thông qua các cuộc thi. Chính vì vậy, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa khởi xướng cuộc thi “Nông dân với Công nghệ thông tin”. Công ty Phát triển Dịch vụ Truyền thông (VNPT) được lựa chọn là đơn vị tổ chức cuộc thi và hỗ trợ việc tuyên truyền sâu rộng cuộc thi tới người nông dân.
 
Đây là cuộc thi thực hành trên máy tính, trên cơ sở Bộ đề thi do Ban tổ chức, Ban Giám khảo xây dựng, với các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng sử dụng mạng internet; Gửi - nhận thư điện tử; Kỹ năng truy cập khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường, ứng dụng CNTT trong trồng trọt, chăn nuôi…
Nếu không được tiếp cận với CNTT, không thay đổi phương thức sản xuất để tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng hiệu quả, nông sản Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà
Nếu không được tiếp cận với CNTT, không thay đổi phương thức sản xuất để tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng hiệu quả, nông sản Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà
Bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi nhấn mạnh: “Thông qua Cuộc thi, Ban Tổ chức muốn gửi thông điệp đến 15 triệu hộ nông dân trên cả nước, sản phẩm nông nghiệp đang phải cạnh tranh quyết liệt khi Việt Nam gia nhập TPP, nếu như bà con không được tiếp cận với CNTT, không thay đổi phương thức sản xuất để tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng hiệu quả, nông sản Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Do đó, việc tổ chức cho bà con nông dân học vi tính và Internet là hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết cho người nông dân, đẩy mạnh phong trào nông dân ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp, từ đó có vận dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nông dân”.
 
Cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” sẽ được tổ chức qua 2 vòng thi: Xét tuyển tại 63 tỉnh, thành và vòng thi Quốc gia sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 01/10/2016. Đối tượng dự thi là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp Hội Nông dân tuyên dương trong những năm qua. 
 
1 Nhất trị giá 30 triệu đồng; 2 giải Nhì trị giá mỗi giải 20 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải 10 triệu đồng và 57 giải khuyến khích, mỗi giải 3 triệu đồng sẽ được trao cho những người “Nông dân hiện đại” tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội vào tối Chủ nhật tuần này (02/10/2016).
 
Theo P.V/xahoithongtin.com.vn
 
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm376
  • Hôm nay47,884
  • Tháng hiện tại752,997
  • Tổng lượt truy cập90,816,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây