Học tập đạo đức HCM

Kinh ngạc vườn cà chua siêu ngọt được trồng từ sữa và trứng gà ở Lâm Đồng

Thứ tư - 17/08/2016 10:07
Cà chua được trồng từ sữa, trứng và mật mía là sản phẩm nông nghiệp mới sau cả một quá trình chăm bón, thử nghiệm của chị Thủy (Lâm Đồng)

"Người Nhật làm được thì mình cũng làm được"

Chị Phạm Thị Xuân Thủy ở thôn K’Long C (Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) có một niềm đam mê rất lớn đối với cây trồng. Với suy nghĩ: “Phải nghĩ tới một hình thức làm ăn mới lạ, cây trồng phải “độc”, ngoài đáp ứng được mặt hình thức thì phải đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cao thì mới thu hút được thị hiếu người tiêu dùng, giá cả sẽ ổn định, có được thu nhập cao.." chị Thủy luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức về cây trồng và các giống cây mới. Khi được tiếp cận với phương pháp trồng trái cây từ phân bón làm bằng trứng, sữa ở Nhật, chị đã khá bất ngờ và hào hứng nên đã quyết định mang hạt giống và phương pháp này về chăm bón, thử nghiệm tại Việt Nam.

Theo báo Vnexpress, chị Thủy nói: “Khi biết được mô hình này tôi khá thích thú và nghĩ rằng người Nhật làm được thì mình sẽ làm được. Thế nên, đầu năm 2015 tôi bắt đầu thử nghiệm trồng cà trái cây trên diện tích 1.000m2 với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 150 - 200 triệu đồng”,

Kinh ngac vuon ca chua sieu ngot duoc trong tu sua va trung ga o Lam Dong - Anh 1

Chị Phạm Thị Xuân Thủy và trang trại cà chua của mình

Kỹ thuật trồng cà chua mới

Sản phẩm cà chua độc đáo là nhờ sử dụng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để chăm sóc cà chua. Giá thể trồng được phối trộn giữa chất vi sinh với xơ dừa và than trấu hun đốt tại vườn. Đối với phân bón, người trồng sử dụng các nguyên liệu như sữa bò và sữa đậu nành trộn với trứng gà, mật mía, rồi ủ cho lên men, sau đó hòa với nước theo cách tưới nhỏ giọt bằng hệ thống tưới tự động cho cây từ khi nhỏ đến khi trưởng thành. Việc bón từ lúc cây còn nhỏ là để chúng nuôi bộ rễ phát triển trong bịch giá thể, ngày đêm dẫn lưu dinh dưỡng lên nuôi thân, cành, lá, tạo ra hương vị thơm ngon cho trái cà chua các loại. Nước tưới được bơm lên từ giếng khoan, sau đó dẫn chuyền qua các bể phối trộn với hỗn hợp phân bón, rồi lắng lọc trước khi kết nối vào dây chuyền vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt, khép kín nuôi sống cây.

Kinh ngac vuon ca chua sieu ngot duoc trong tu sua va trung ga o Lam Dong - Anh 2

Kỹ thuật trồng cà chua được học hỏi từ chuyên gia Nhật Bản

Theo chia sẻ trên trang cá nhân, những giống cà chua trên được chị Thủy trồng trong nhà kính khung sắt không rỉ sét, với diện tích 4.000 m2 từ giữa năm 2015. Mỗi một nhà kính trồng một loại cà chua khác nhau. Trang trại còn được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để tưới tự động nhỏ giọt. Thời gian đầu khi cây chưa ra trái thì hệ thống sẽ tưới ít hơn. Một ngày chị tưới 8 lần, mỗi gốc cà sẽ được tiếp nhận 200ml phân hỗn hợp. Sắp đến ngày thu hoạch, hệ thống tự động tưới cho cây 10 lần/ngày.

Vườn cà chua siêu ngọt được trồng từ sữa, trứng gà và mật mía

Ban đầu, do khí hậu ở Việt Nam và Nhật không giống nhau, nhất là nơi có địa hình đặc thù như tỉnh Lâm Đồng nên khi học được công thức chị đã phải thử nghiệm rất nhiều lần. Lúc mới bắt đầu, có khi cây rất còi cọc, cũng chẳng có quả. Theo báo Vnexpress, 5 tháng thử nghiệm giống cà của chị Thủy chưa thể hấp thụ được phân bón làm từ sữa, trứng và mật mía nên năng suất và chất lượng không đạt kỳ vọng. Sang đến tháng thứ 6, chị bắt đầu điều chỉnh công thức pha trộn phân bón và liều lượng tưới cho cây thì kết quả đã thay đổi, mỗi gốc cà chua cho thu hoạch 8-10kg, cứ 50-60 ngày là cây bắt đầu cho trái. Sau rồi chị mới đưa ra công thức riêng, phù hợp với điều kiện sinh trưởng của từng loại cây trên đất canh tác.

Khi ấy để giống cà phát triển phù hợp với thời tiết tại Việt Nam, chị phải trồng giống cà thường trước sau đó ghép cây giống cà chua Nhật. Để tránh sự xâm nhập của sâu bệnh, toàn bộ cây cà chua trên được chị Thủy trồng trong nhà kính khung sắt không rỉ sét. Ngoài ra, trang trại còn được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động nhỏ giọt có chức năng di chuyển phân bón đến các cây nhằm tạo độ đồng đều cao.

Chia sẻ của chị Thủy trong chương trình Nông thôn Chuyển động trên Kênh truyền hình VTC16, từ cách người ta tưới phân trứng sữa lên cây trà Ô Long để làm tăng hương vị trà, chị đã học hỏi phương pháp tương tự cho cây cà chua. Cây khi được tưới bằng phân trứng rất khỏe, "cây khỏe thì sẽ ít bệnh, ít bệnh sẽ không cần phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nữa" .

Kinh ngac vuon ca chua sieu ngot duoc trong tu sua va trung ga o Lam Dong - Anh 3

Cà chua chị Thủy có vị ngọt thơm mùi trứng sữa chứ không chua như cà chua bình thường

Theo báo Vnexpress, sau khi thành công với phương pháp mới, chị Thủy tiếp tục mở rộng lên 6.000m2 với 4.000 gốc cà. Hiện, mỗi tháng, chị cung ứng ra thị trường gần 1 tấn cà chua. Nếu bán lẻ thì sản phẩm này có giá 100.000 đồng, còn bán sỉ tại vườn từ 60.000 đến 70.000 đồng một kg. Mặc dù có giá khá cao, thậm chí gấp gần 10 lần so với loại cà chua thông thường, nhưng theo chị Thủy, loại cà trái cây tại vườn chị lúc nào cũng cháy hàng.

Cà chua chị Thủy mùi vị cũng khác hơn nhiều so với cà chua thông thường. Cà trái cây có vị ngọt chứ không chua như cà thường, khi ăn có mùi thơm trứng sữa. Hiện nay chị Thủy đang tiến hành thử nghiệm nghiên cứu để có thể trồng được nhiều loại rau bằng hệ thống tưới phân ngọt nhỏ giọt để có thể cung cấp nguồn rau sạch cho người tiêu dùng.

Hoàng Linh
theo 
VietQ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập421
  • Hôm nay36,310
  • Tháng hiện tại741,423
  • Tổng lượt truy cập90,804,816
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây