Tên của 4 giống rau xà lách này được Công ty An Phú Lacue (Đà Lạt) liên doanh với Công ty Lacue Nhật Bản nhập khẩu từ Nhật. Các giống xà lách hiện trồng tại trang trại được ứng dụng công nghệ sản xuất rau từ làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano của Nhật Bản (nơi truyền thống sản xuất rau lâu đời của Nhật) nên các loại xà lách của Công ty An Phú Lacue có trọng lượng lớn hơn so với rau xà lách cùng loại của nông dân Đà Lạt, trung bình 400 - 500g/cây, sản lượng trung bình 20 - 30 tấn/ha.
Xà lách trồng theo công nghệ Nhật Bản cho sản lượng lớn hơn xà lách thông thường
Ông Hironosi Tsuchiya, Giám đốc đại diện Quỹ Đầu tư HT Capital tại Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH An Phú Lacue, chia sẻ: Trước mắt, người Nhật đem công nghệ, chuyên gia sang Việt Nam để hướng dẫn người Việt làm nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn Nhật, nhưng về lâu dài sẽ đưa nông dân Việt sang học cách làm tại Nhật. Hiện An Phú Lacue xúc tiến tuyển chọn lao động đảm bảo điều kiện để sang Nhật học làm rau công nghệ cao.
Trước đó, kết quả trồng xà lách tại làng Đạ Nghịt, xã Lát theo công nghệ của Nhật, cho thấy nhiều gốc xà lách nặng tới 1,2kg. Phần lớn sản phẩm sau khi thu hoạch được các công ty đưa về các siêu thị ở Sài Gòn tiêu thụ, đồng thời đang tiếp tục khai thác thị trường xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản…
nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã