Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ cao vào cơ khí nông nghiệp

Thứ ba - 27/01/2015 20:28
Ông Hồ Ngọc Thanh (tự hai Na, xã Tân An, TX. Tân Châu) được nông dân trong vùng bầu chọn là người tiên phong đưa công nghệ cao vào cơ khí nông nghiệp. Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, ông đã thành công trong việc nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật các loại bơm nước hiện có trên thị trường, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN).

Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật

Trong nông nghiệp, bơm nước là một loại thiết bị tối cần thiết cho quá trình sản xuất của nông dân. Bơm được sử dụng mọi lúc mọi nơi, từ bơm nước vào ruộng lúa cho đến bơm nước ở ao hầm nuôi cá tra, bơm cát dưới sông lên bờ, bơm hút bùn đáy ao…

Ở ĐBSCL, từ năm 1997 trở về trước, đa phần nông dân sử dụng máy chạy dầu để bơm nước, đường kính ống bơm thường nhỏ (dưới 40cm). Năm 1998, khi ngành Nông nghiệp có chủ trương chuyển từ bơm dầu sang bơm điện, các HTXNN có nhu cầu sử dụng các loại bơm có ống lớn, điện năng tiêu hao ít, nước trong ống không bị tuột trở lại, thời gian hao mòn các chi tiết trong thiết bị bơm phải lâu.

Thời điểm ấy, thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất bơm nước nhưng đa phần mắc phải những khuyết điểm vừa nêu. Lúc này, ông hai Na bắt tay cải tiến các loại bơm có trên thị trường.

“Để khắc phục hiện tượng tuột nước trở lại hoặc nước lên không đầy ống, cha tôi cải tiến cánh bơm, bầu bơm. Khi sản xuất cánh bơm, phải tính toán chính xác độ cong, độ nghiêng, đường kính của cánh phải phù hợp với bầu bơm, mực nước chênh lệch từ khi hút đến khi nhả cùng độ dốc, độ nghiêng và nhiều yếu tố khác khi lắp đặt bơm.

Ngoài ra, còn phải tính toán chính xác vấn đề chuyền tua từ moteur sang cốt bơm sao cho phù hợp với mã lực của máy” – anh Nguyễn Thành Danh (con ông Hồ Ngọc Thanh), đại diện cơ sở bơm nước Hai Na, cho biết.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, ông hai Na đã thành công trong việc cải tiến máy bơm nước. “Cải tiến kỹ thuật mà ông hai Na đã mang lại cho cơ khí nông nghiệp chính là việc ông điều chỉnh cánh bơm, bầu bơm, độ dài của uống hút, ống nhả nước...

Bơm của ông sản xuất đã đạt được 6 cái “nhất”: Nước lên nhiều, tiêu hao điện năng ít, thời gian sử dụng lâu, bơm nước mau đầy ruộng, hiệu quả kinh tế cao và tiện lợi nhất” – ông Trịnh Văn Dứt, Chủ nhiệm HTXNN Tân Phú A1 (xã Tân An, TX. Tân Châu), cho biết.

Hiệu quả bất ngờ

Từ thành công này, cơ sở bơm nước Hai Na bắt đầu sản xuất bơm nước có kích thước lớn, phục vụ cho các HTXNN bơm chống úng và bơm tưới. Ban đầu, cơ sở đi vào sản xuất bơm ly tâm có kích thước lớn (đường kính ống 40cm).

Loại bơm này phù hợp với máy có công suất 50 mã lực (5.000m3/h), điện năng tiêu thụ trung bình 80Kw/h. Đây là bơm chuyên sử dụng cho mực nước có độ sâu từ 5m trở lại.

Tùy theo ống nhả nước gần hay xa mà ông thiết kế cánh bơm từ 6, 8 hoặc 10 cánh. Khi sử dụng bơm ly tâm của ông sản xuất, nền đặt máy bơm không cần phải gia cố, tốn nhiều chi phí như các loại bơm khác.

Thiết bị bơm lâu mòn, ống hút nước không cần có lúp-bê nhưng nước vẫn lên tốt khi khởi động máy. Giá 1 bộ bơm nước 50 triệu đồng nhưng các HTXNN trong tỉnh đến đặt hàng cơ sở Hai Na sản xuất không kịp.

Ngoài sản xuất bơm có đường kính 40cm, ông còn sản xuất bơm có đường kính 57cm và 72cm để bơm chống úng và bơm tưới. Bình quân mỗi năm, cơ sở sản xuất bơm Hai Na đưa ra thị trường cả nước và Campuchia trên 200 bộ bơm lớn, hàng trăm bộ bơm nhỏ dùng để bơm cát, hút bùn đáy ao…

Sản phẩm còn được nông dân Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau sử dụng rất nhiều vào việc bơm nước nuôi tôm, cá bởi giá bán rẻ hơn máy bơm cùng loại trên thị trường từ 3 – 5%, góp phần giúp nông dân giảm được chi phí sau mỗi mùa vụ sản xuất.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thị hiếu khách hàng, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm tốt nhất, phục vụ cho nông dân và ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, sẽ sản xuất những loại bơm có ống lớn để phục vụ bơm chống úng ở những vùng trũng. Bơm này có đặc tính rút nước nhanh, thời gian bơm chống úng ngắn, mang lại hiệu quả kinh tế cho các HTXNN rất lớn” – ông Nguyễn Thành Danh thông tin.

Nguồn: Báo An Giang online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập312
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm308
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,190
  • Tổng lượt truy cập90,887,583
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây