Học tập đạo đức HCM

Lợi thế vượt trội của cơ giới hóa

Thứ tư - 25/07/2012 05:00
Thu hoạch lúa bằng phương pháp truyền thống sẽ có nhiều công đoạn và hao hụt lúa, có thể đến 2 - 3%. Trường hợp mùa mưa phải gom lúa bông vận chuyển lên bờ cao để máy tuốt ra hạt thì hao hụt sẽ rất lớn, lên đến 7%.
 



Sự tuần tự các hoạt động thu hoạch thủ công trong điều kiện bất lợi sẽ gây hao hụt nhiều về số lượng và chất lượng gạo sau này. Một khó khăn nữa là giá nhân công ngày càng cao và thiếu lao động nên có khi lúa chín tới mà chưa có công cắt thì hao hụt càng tăng lên. Vì vậy, áp dụng kiểu thu hoạch phù hợp sẽ giúp giảm thất thoát và cho hiệu quả sản xuất cao.

Từ đó, nông dân cần chú ý khâu chọn giống với thời gian sinh trưởng và thời vụ gieo trồng phù hợp; canh tác đúng kỹ thuật, lúa không đổ ngã, thu hoạch đúng thời gian tránh mưa gió, ngập lụt; tháo cạn nước trong ruộng… Nếu có điều kiện nên thu hoạch bằng cơ giới và tốt nhất dùng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) (hao hụt sẽ giảm còn trên dưới 1%).

Các loại máy gặt lúa xếp dãy hay máy gặt rải hàng tỷ lệ hao hụt chắc chắn ít hơn cắt bằng tay nhưng vẫn cao hơn máy GĐLH. Ưu điểm của máy GĐLH là: Giảm hao hụt, rút ngắn thời gian thu hoạch, không lo thiếu lao động cắt lúa, chi phí thường rẻ hơn thuê lao động thủ công.

Máy GĐLH hiện nay đã khắc phục đươc những yếu kém trước đây khi làm việc với nền đất lầy lụt ở ĐBSCL như: Di chuyển được trên đất ruộng còn mức nước nhất định, cắt không sót bông; cắt được cả lúa ngã và điều chỉnh độ cao gốc rạ tùy ý.

Hiện nay ở ĐBSCL lượng máy GĐLH chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu cắt lúa. Phần lớn diện tích còn lại bà con dùng máy tuốt lúa truyền thống nên tỷ lệ hao hụt còn cao và hạt lúa có thể bị gãy rạn bên trong làm giảm phẩm chất gạo. Máy GĐLH ngoại như Nhật Bản, Hàn Quốc… vẫn chiếm ưu thế về độ bền khi làm việc, nhất là máy Nhật Bản. Tuy nhiên giá quá cao nên nông dân chưa đáp ứng được.

Máy nội có xu hướng cải tiến dần. Giá cả phù hợp nhưng chưa khắc phục được tính đồng bộ giữa “vỏ và ruột”, thiếu phụ tùng thay thế, độ bền kém khi làm việc. Từ đó, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho công nghệ sau thu hoạch nói chung và sản xuất máy GĐLH nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thất thoát lúa và khắc phục thiếu công lao động lúc vào vụ thu hoạch.

TS Nguyễn Công Thành

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,512
  • Tổng lượt truy cập90,881,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây