Học tập đạo đức HCM

Luân canh tôm - lúa, một kiểu nông nghiệp thông minh

Thứ tư - 17/10/2012 20:35
Cho tới nay có khá nhiều kiểu nông nghiệp được đặt tên: Ngoài kiểu nông nghiệp truyền thống có từ bao đời, có kiểu nông nghiệp sinh thái, kiểu nông nghiệp đô thị, nông nghiệp miệt vườn, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng... và vừa qua mới chính thức xuất hiện tên kiểu "Nông nghiệp thông minh" ở Hội nghị: "Phát triển và xây dựng thương hiệu gạo ở vùng luân canh tôm lúa".

Hội nghị với chủ đề nói trên được tổ chức tới ba lần, lần vừa qua tổ chức tại TP Sóc Trăng ngày 5-10. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PGS, TS Bùi Bá Bổng và Cục trưởng Cục Trồng trọt, PGS, TS Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị. Có hàng trăm đại biểu từ các địa phương có kiểu "nông nghiệp thông minh", và các doanh nghiệp, các nhà khoa học tham dự.

Nông nghiệp thông minh canh tác tôm - lúa bao hàm nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hữu cơ: tận dụng tối đa màu mỡ để lại của vụ trước làm đầu vào cho vụ sau rất hiệu quả. Sau mùa tôm, độ màu mỡ của đất ruộng lúa tăng lên rõ, đến mức không hoặc nếu cần thì có thể chỉ dùng một lượng ít phân hóa học và thuốc sát trùng nhằm giảm ảnh hưởng xấu đến vụ tôm. Năng suất vụ lúa ít khi đạt bốn tấn, bù lại là giá trị vụ tôm có thể cao hơn gấp hai đến năm lần vụ lúa. Vụ lúa lại khử hóa những chất độc hại sinh ra sau vụ tôm.

Ðiều đáng chú ý hơn là, luân canh tôm - lúa là một trong những cách làm có hiệu quả rất cao, cho người trồng lúa tăng thu nhập để trở nên khá giả và giàu có, vì nếu chỉ trồng lúa chuyên canh với diện tích nhỏ lẻ, khoảng 0,5 đến 1 ha như hiện nay thì rất khó đủ ăn đủ tiêu. Ðiều này chỉ có thể thực hiện được khi có diện tích canh tác lúa khoảng 3-5 ha trở lên. Ở vùng ven biển, nơi hứng chịu đầu tiên và nhiều nhất của biến đổi khí hậu, thì có lẽ chỉ có kiểu nông nghiệp này mới có thể giúp người nông dân vươn lên khá giả và giàu có. Người nông dân làm tôm - lúa quan tâm hơn đến bờ bao, đến rừng phòng hộ ven biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết: Nhà nước sẽ tăng đầu tư thủy lợi cho vùng nuôi tôm cá, không tập trung vào nơi sản xuất lúa như trước đây.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích nuôi tôm rộng nhất, tới hơn 66 nghìn ha, thuộc vùng U Minh Thượng có diện tích đất nông nghiệp 146 nghìn ha, nhiễm phèn mặn, nước ngọt chỉ dựa vào nước mưa cho nên rất thiếu. Gần đây do biến đổi khí hậu cho nên mặn xâm nhập cao, sản xuất một vụ lúa mùa bấp bênh, lúa chết vì độ mặn tăng, tôm chết vì bệnh. Từ khi chuyển sang hệ thống canh tác tôm - lúa, nhiều hộ vươn lên khá và giàu. Ngành nông nghiệp địa phương đã nghiên cứu đề xuất quy trình quy phạm thực hiện luân canh tôm lúa thích hợp, từ xây dựng đồng ruộng, chuẩn bị ao vèo, vuông lắng, bờ bao, cống bọng...; cho đến con giống sạch bệnh, thả 3-5 con/m2, thả trong ao vèo 7-10 ngày, rồi thả bung cả ruộng nuôi. Với lúa, dùng giống cao sản ngắn ngày như OM2517, OM900, AS996, OM6162, ST5...; hay giống mùa địa phương. Một bụi trắng lùn, một bụi đỏ,...

Diện tích canh tác tôm - lúa ở tỉnh Cà Mau đứng thứ hai, sau Kiên Giang, đạt 43 nghìn ha. Một kết quả sản xuất ở tỉnh Cà Mau cho thấy, nuôi tôm không luân canh với lúa mỗi năm đạt 250-400 kg tôm; có luân canh với lúa, đạt 300 - 500 kg tôm với tiền lời 50 triệu đồng; lại thu thêm được khoảng 3,5 tấn lúa với đầu tư thấp. Giống lúa dùng trong sản xuất thường là một bụi đỏ, trắng tròn, tép hành, trái mây... và các giống mới như OM1490, AS996, OM576, OM2717...

Các tỉnh còn lại của đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đều có canh tác tôm - lúa, như Bạc Liêu là tỉnh thứ ba về diện tích, đạt hơn 23 nghìn ha; tỉnh Sóc Trăng hơn 11 nghìn... Theo thống kê của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Nam Bộ, năm 2010, diện tích canh tác tôm - lúa của cả ÐBSCL là 155.500 ha, phần lớn ở bốn tỉnh kể trên.

Ngoài thế mạnh đặc biệt về hiệu quả kinh tế và môi trường của "con tôm ôm cây lúa" như cách nói của nhà thơ Tố Hữu, là tiềm năng thế mạnh của hạt lúa cho gạo có giá trị cao, một tiềm năng dễ đạt được ở vùng sản xuất nông nghiệp thông minh này. Ở cuối thập kỷ của thế kỷ 20, với sự giúp đỡ về vốn của tỉnh Hậu Giang, Viện Lúa ÐBSCL hợp tác với Giám đốc Nông trường 30-4 Trần Ngọc Hoàng (kiêm Giám đốc Nông trường Sông Hậu) và KS Hồ Quang Cua ở huyện Mỹ Xuyên, nhân giống và phát triển sản xuất bằng hạt giống Khaodokmali. Ðồng thời, sản xuất thử cả giống Basmati đắt giá nhất thế giới. Chúng tôi lấy hạt giống từ Viện lúa quốc tế (IRRI) về và tích cực nhân giống.

Hàng tấn hạt giống của hai giống lúa thơm đặc sản trên được nhiều nơi đến mua để sản xuất thử. Giống Khaodokmali được công nhận và tồn tại trong sản xuất ở nhiều nơi hàng chục năm sau. Chất lượng, bao gồm cả mùi thơm của hai giống trên được sản xuất ở vùng canh tác tôm lúa đâu có kém ở Pa-ki-xtan, Ấn Ðộ và Thái-lan. Nhưng càng vào sâu trong nội địa càng giảm chất lượng, mặc dù năng suất có tăng chút ít. Ðiều này càng làm sáng tỏ ở vùng ven biển nước ta chịu ảnh hưởng của nước mặn lợ có nhiều giống địa phương có chất lượng gạo rất cao, như giống nàng loan, móng chim rơi, nàng hương..., và cả một số giống mới thích hợp như ST5, ST22... Cho nên, việc phấn đấu để có thương hiệu gạo đặc sản từ vùng này là có cơ sở thực tế, trong khi giống Khaodokmali và Basmati không trụ được, trước hết bởi vì dài ngày, năng suất thấp, giá thu mua chưa thỏa đáng.

Ở ÐBSCL hiện nay có hai đơn vị nghiên cứu đang tích cực tạo chọn giống lúa thơm đặc sản đạt thương hiệu quốc gia, đã có những dòng và giống thử nghiệm rất triển vọng là Viện lúa ÐBSCL và tỉnh Sóc Trăng. Ở tỉnh Sóc Trăng, KS Hồ Quang Cua cùng cộng tác viên đã có tập đoàn giống/dòng ST, có giống thơm đặc sản, qua chào hàng gạo, có công ty nước ngoài trả đến gần 1.000 USD/tấn. Viện lúa ÐBSCL cũng có nhiều dòng/giống triển vọng, trong đó có giống lúa của TS Nghĩa sản xuất thử tại trại chọn và nhân giống chịu mặn chịu phèn ở Long Phú, vừa thu hoạch một giống có 85 ngày mà đạt 7 tấn thóc khô/ha. Hy vọng với sự hợp tác của hai đơn vị nói trên cùng với công ty thích hợp, nhanh chóng có giống đạt thương hiệu quốc gia.

GSTS Nguyễn Văn Luật
Theo báo nhân dân điện tử


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại807,610
  • Tổng lượt truy cập90,871,003
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây