Học tập đạo đức HCM

Lào Cai: Hướng trở thành trung tâm sản xuất lúa giống

Thứ bảy - 13/10/2012 10:26
Lào Cai là tỉnh miền núi, điều kiện đất đai, khí hậu không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là với cây lúa, trên thực tế, đã có nhiều loại giống lúa đưa vào trồng thử nghiệm nhưng không thành công. Không chùn bước trước khó khăn, ngành nông nghiệp Lào Cai quyết tâm tìm bằng được giống lúa phù hợp với địa hình, khí hậu nơi đây và giống lúa “made in Lào Cai” đã ra đời với 3 dòng lúa ngắn ngày là LC25, LC212 và VL20 đã cho năng suất và chất lượng cao. Với thành công này, Lào Cai đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu lúa giống trên địa bàn tỉnh và từng bước cung ứng một phần lúa giống cho một số địa phương trong cả nước.


 

Theo thống kê, Lào Cai hiện có diện tích trồng lúa chiếm 78% đất nông nghiệp, do vậy nhu cầu về hạt giống lúa lai trong cơ cấu giống lúa của tỉnh luôn chiếm tỷ lệ tương đối lớn từ 75-80%, tương đương với 550-600 tấn/năm. Điều đáng nói là phần lớn lượng lúa lai này đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc, giá cả không ổn định, đa dạng về chủng loại dẫn đến không kiểm soát được về chất lượng gây thiệt hại cho bà con nông dân. Trước thực trạng đó, vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp Lào Cai cần có định hướng và tầm nhìn chiến lược trong phát triển nghiên cứu sản xuất các giống nông nghiệp, đặc biệt là cơ cấu về giống lúa giúp bà con nông dân bớt lệ thuộc vào thị trường lúa giống của nước ngoài.

Từ năm 2004 - 2009, Lào Cai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 3 giống lúa và được sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh, bước đầu đáp ứng được nhu cầu lúa giống cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Ưu điểm của các giống lúa lai thế hệ mới này là khả năng chống chịu sâu bệnh, lá dày, thân cứng, phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của vùng núi Tây Bắc… do đó hạn chế được sự xâm nhập của sâu bệnh đặc biệt là kháng được rầy và bệnh đạo ôn cao, nhất là tránh được bệnh bạc lá, một căn bệnh chung của các giống lúa lai khi được trồng tại Việt Nam. Đây là 3 dòng giống được trồng thử nghiệm từ nhiều năm trước và được Bộ NN&PTNN công nhận, đồng thời cho phép các tỉnh phía bắc đưa vào sản xuất thử từ vụ Xuân 2009 đến nay cho kết quả rất tốt về năng suất (trung bình từ 6-8 tấn/ha), chất lượng gạo ngon, sản lượng cao và sức chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian gieo trồng ngắn, trung bình khoảng 115 ngày. Năm 2011, chính các giống mới do địa phương tự trồng đã giúp Lào Cai chủ động 50% giống cho sản xuất.
Với 3 điểm sản xuất lúa giống là xã Bản Qua (huyện Bát Xát), xã Võ Lao (huyện Văn Bàn) và xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng), vụ Xuân năm 2012, Trung tâm giống Lào Cai đã trồng trên 300 ha các giống lúa mới với giá vốn khoảng 30 tỷ đồng tương đương trên 700 tấn sản phẩm các giống lúa dòng: LC25, LC212, VL 20, có khả năng đáp ứng trên 60% giống lúa sản xuất trong tỉnh, tăng 10% so với 2011.
Hiện toàn tỉnh Lào Cai còn có trên 200 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa giống. Trong đó có nhiều hộ ở Bản Qua (huyện Bát Xát) đã có mức thu nhập trên 80 triệu đồng/năm/1ha, cao gấp 3 lần sản xuất lúa thịt. Nhiều nông dân sau nhiều năm lăn lộn với cây lúa giống đến nay không chỉ thuần thục thâm canh trên đồng ruộng của mình mà còn trở thành chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo quản cho các hộ khác phát triển sản xuất lúa giống.
Tuy nhiên, ngoài cung cấp lúa giống cho địa phương, nhu cầu cho các thị trường như: Hà Nam, Tuyên Quang, Yên Bái, Đắc Lắk… rất lớn, phải hơn 1000 tấn mới có thể đáp ứng đủ cho sản xuất của bà con nông dân.
Theo ông Dương Đức Huy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai: “Vấn đề khó khăn hiện nay của chúng tôi chính là nguồn vốn cho sản xuất lúa giống, do vậy giải pháp liên kết để sản xuất lúa giống trong thời gian tới sẽ là hướng đi được chúng tôi lựa chọn. Nếu sản lượng lúa giống được nâng lên sẽ góp phần giúp bà con nông dân được thụ hưởng lợi ích của giống lúa chất lượng cao trong nước sản xuất, không bị lệ thuộc vào giống nhập khẩu và có giá thành thấp hơn từ 20-30 % so với giống nhập khẩu”. Đặc biệt đối với giống lúa LC 25 là giống lúa đầu tiên của cả nước được một trung tâm giống cấp tỉnh lai tạo, đưa vào sản xuất thành công đã mở ra một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Lào Cai đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong phát triển nông nghiệp và hướng đến trở thành một trung tâm sản xuất lúa giống.
Cũng theo ông Huy thì bên cạnh 3 giống lúa trên, Trung tâm Giống cây trồng Lào Cai cũng đã nghiên cứu và đưa ra thị trường thành công giống lúa LC270, đây là giống lúa lai dòng ngắn ngày cho vụ mùa (110-120 ngày). Đặc điểm của LC 270 đó là gạo rất ngon, được thị trường ưa chuộng, cho sản lượng trung bình từ 8-9 tấn/ha. Cùng với giống LC212, thì LC 270 là 2 giống lúa đang được thị trường ưa chuộng và giống lúa này sản xuất không đủ nhu cầu cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, sắp tới Trung tâm Giống Cây trồng Lào Cai cũng sẽ tiếp tục cho ra thị trường các giống lúa mới Tân Việt Hương dòng 135, 136 và 137 có năng suất cao, giống này gạo rất ngon, bước đầu qua cấy khảo nghiệm được bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng.
Bên cạnh thành công trong việc phát triển các giống lúa lai mới, trong lĩnh vực cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã công nhận giống lê VH6 (lê Tai nung 6) của Lào Cai là giống cây trồng mới. Đây là giống cây được trồng tự nhiên tại vùng núi cao của huyện Sapa ở độ cao trên 800m so với mực nước biển. Hiện cây lê VH6 đã được đưa về nghiên cứu khảo nghiệm tại Trại rau quả Bắc Hà từ năm 2002, sau đó được trồng khoảng 103 ha tại một số hộ cho thấy năng suất và chất lượng quả tốt, thời gian thu hoạch trước giống lê Trung Quốc và lê địa phương khoảng 1 tháng. Dự kiến đến hết năm 2015, vùng dự án sẽ trồng thêm 300 ha, trong đó 250 ha lê VH6 và 50 ha đào Pháp chín sớm, sản lượng đạt 1.000 tấn và đến năm 2020, sản lượng nâng lên 3.000 tấn. Theo đó, sẽ tập trung mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới tại các huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát và thành phố Lào Cai.
Cùng với thành công của công tác sản xuất lúa giống và hướng trở thành trung tâm sản xuất lúa giống, hiện Lào Cai đang nỗ lực giới thiệu các sản phẩm rau, quả đặc sản tại các hội chợ, siêu thị và cửa hàng rau quả sạch, đồng thời thiết kế hộp chứa mang thương hiệu lê VH6 và đào Pháp chín sớm. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả ôn đới, hy vọng những cây trồng này sẽ khẳng định được thương hiệu và trở thành chỉ dẫn địa lý quan trọng trong tương lai./.
Thu Minh

Nguồn Báo kinh tế Việt Nam

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại809,569
  • Tổng lượt truy cập90,872,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây