Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu, phục hồi các nhóm giống lúa thảo dược

Chủ nhật - 05/11/2017 02:45
Theo quan điểm đông y, sử dụng các giống lúa bản địa rất có lợi cho sức khoẻ, các giống lúa bản địa còn là nguồn gen quý (Chống chịu sâu bệnh, thời tiết bất thuận) để lai tạo các giống cây trồng mới.

Nhóm giống lúa thảo dược, là những giống lúa có hàm lượng các chất vi lượng, đặc biệt là nhóm Omega rất cao. Hiện nay Công ty CP giống cây trồng Quảng Ninh đang nghiên cứu 10 giống lúa thảo dược, tiêu biểu là các giống ĐT 128  gạo mầu đỏ (Gạo dương), ĐT 135 gạo mầu đen (Gạo âm). Theo kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia – Bộ Y tế, hàm lượng vitam B1 giống lúa thảo dược ĐT 128: 78,5mg/100g, cao gấp 88,28 lần; hàm lượng omega: 9,39 mg/100g, cao gấp 17,1 lần lúa gạo thông thường (khang dân 18). Vì thế sử dụng các sản phẩm chế biến từ gạo lúa thảo dược (Gạo lức, Cốm Hồng Hương Yên Tử, Sữa gạo, Trà gạo) phòng được bệnh tiểu đường, béo phì, rất có lợi cho các bệnh về tim mạch, chống ung thư, chống lão hoá và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Omega 3 là tiền thân của DHA, giúp trẻ nhỏ phát triển trí thông minh, phụ nữ da mềm mại tươi trẻ. Khi sử dụng người thể trạng âm ăn gạo dương (Gạo đỏ), người thể trạng dương ăn gạo âm (Gạo đen). Khi môi trường sống có nhiều thay đổi bất lợi, thể trạng con người ngày càng mất quân bình âm dương, vì thế sử dụng các giống lúa thảo dược rất có lợi cho sức khoẻ.
Cán bộ, nhân viên Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh kiểm tra khu khảo nghiệm các giống lúa mới nhằm phục vụ sản xuất và xây dựng thương hiệu.
Cán bộ, nhân viên Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh kiểm tra khu khảo nghiệm các giống lúa mới nhằm phục vụ sản xuất và xây dựng thương hiệu.

Nhóm giống lúa bản địa, đây là những giống lúa đã tồn tại lâu đời, khoảng trên 60 năm, thậm chí Công ty vừa sưu tầm được giống lúa đã tồn tại trên 100 năm. Theo quan điểm đông y, sử dụng các giống lúa bản địa rất có lợi cho sức khoẻ, các giống lúa bản địa còn là nguồn gen quý (Chống chịu sâu bệnh, thời tiết bất thuận) để lai tạo các giống cây trồng mới. Tuy nhiên do các giống lúa bản địa thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, nhiều giống lúa bản địa đã bị thất truyền. Tỉnh Quảng Ninh chỉ còn hai giống lúa bản địa vẫn được gieo cấy nhiều là Bao thai ở các huyện miền Đông, Nếp cái hoa vàng chủ yếu ở TX Đông Triều.

Do tồn tại lâu, các giống lúa bản địa đã bị thoái hoá, năng suất thấp, chất lượng giảm. Công ty CP giống cây trồng Quảng Ninh đã phối hợp với Phòng kinh tế TX Đông Triều phục tráng thành công giống lúa Nếp cái hoa vàng. Giống phục tráng cho năng suất tăng 10 – 15%, chất lượng gạo đẹp, cơm dẻo và thơm. Hiện nay gạo Nếp cái hoa vàng Đông Triều (Sản phẩm Ocop của tỉnh) được người dân trong tỉnh và rất nhiều tỉnh thành phố cả nước ưa dùng. Hàng nghìn nông dân trồng lúa Nếp cái hoa vàng ở Đông Triều, với diện tích gần 800 ha có thu nhập trên  60 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần sản xuất lúa gạo thông thường.

Giống lúa Bao thai toàn tỉnh còn gieo cấy 20% diện tích, nhiều huyện miền Đông gieo cấy 40 – 50% diện tích. Giống lúa Bao thai có nhiều lý do để tồn tại, trước hết nó thích ứng với các điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của các huyện miền Đông. Trong điều kiện biến đổi khí  hậu bất thuận hiện nay, các giống lúa như giống Bao thai, chống chịu được với các điều kiện bất thuận của sản xuất lại là cứu cánh. Hơn nữa theo quan điểm đông y (Giống lâu đời tốt hơn giống mới lai tạo, giống dài ngày tốt hơn giống ngắn ngày, giống hạt tròn dương hơn giống hạt dài, giống được gieo trồng ở nơi đất có nhiều vi lượng, biên độ nhiệt độ ngày và đêm càng chênh lệch càng tốt). Căn cứ vào những vấn đề nêu trên, giống lúa Bao thai là một giống lúa bản địa rất quý, cần được xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị. Công ty CP giống cây trồng Quảng Ninh  đang triển khai thực hiện đề tài “Phục tráng giống lúa Bao thai” cho các  huyện  miền Đông giai đoạn 2017 – 2019.

Hai giống lúa bản địa, giống Nếp cái hoa vàng đã phục tráng thành công năm 2013, giống Bao thai cũng sẽ chắc chắn thàn

h công vào năm 2019, giống lúa thảo dược ĐT 128 dự kiến báo cáo công nhận sản xuất thử năm 2017. Đây là những thành công quan trọng, trong công tác nghiên cứu các giống lúa thảo dược của tỉnh.

Theo Nguyễn Ngọc Tiến/baoquangninh.com.vn

 Tags: các giống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm433
  • Hôm nay59,306
  • Tháng hiện tại764,419
  • Tổng lượt truy cập90,827,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây