Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu xác định gen mùi thơm ở một số giống lúa chất lượng ở Việt Nam

Chủ nhật - 09/02/2014 20:27
Nghiên cứu do các tác giả Khuất Hữu Trung và Nguyễn Thúy Điệp thuộc Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm giới thiệu kết quả ứng dụng chỉ thị phân tử kết họp với phương pháp đánh giá cảm quan để xác định gen mùi thom của một số giống lúa bản địa của Việt Nam nhằm bảo tồn và khai thác nguồn gen quý phục vụ công tác chọn tạo giống lúa chất lượng.

Hương thơm của lúa được tạo nên bởi hơn một trăm hợp chất khác nhau, trong đó 2-Acetyl-l- Pyroline (2-AP) là chất đóng vai trò chính thể hiện mùi thơm ở nhiều giống lúa. Quá trình tổng hợp chất 2-AP phụ thuộc gián tiếp vào hoạt tính của enzym Betain Aldehyde Dehydrogenase 2 (BAD2). Khi BAD2 hoạt động mạnh sẽ cạnh tranh cơ chất với enzyme sinh tổng hợp 2-AP làm hàm lượng 2-AP bị giàm đến mức lúa sẽ không có mùi thơm. Vì vậy, giống lúa nào mang gen BAD2 nguyên vẹn sẽ không thế hiện mùi thơm. Theo phần lớn các nhà khoa học thì tính trạng hương thơm do gen lặn điều khiển và không có ảnh hường của tế bào chất. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng các chì thị phân tử kết hợp với phương pháp cảm quan để đánh giá mùi thơm của 50 giống lúa chất lượng của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 43 giống lúa có hương thơm từ ít đến nhiều (điểm 1-2) và 7 giống lúa không thơm (điểm 0). Ở mức phân tử: 33 giống có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử lặn (chiếm tỷ lệ 66%); 9 giống có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử trội (chiếm tỷ lệ 18%) và 8 giống lúa có gen BAD2 ở trạng thái dị họp tử (chiếm tỷ lệ 16%). Hầu hết các giống lúa thơm truyền thống (các giống lúa Tám) và các giống lúa thơm nổi tiếng (nàng thơm chợ đào, nàng thơm đặc sản, thơm lài…) đều có gen BAD2 ở trạng thái đồng hợp tử lặn và đều biểu hiện mùi thơm. Một số giống có kiểu gen thơm dị hợp tử, điều này chứng tỏ trong quần thể tồn tại cả những cá thể đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn (do tự phối) và do đó biểu hiện mùi thưm ở mức độ khác nhau khi đánh giá bằng cảm quan. Bốn giống có kiếu gen đồng hợp tử trội về gen BAD2 nhưng lại có hương thơm (Tám trắng Vĩnh Phúc, Khẩu tan pỏn, Nếp cái nương và Ne nương) có thể có alen đột biến khác ở locus BAD2; hoặc tồn tại một locus gen khác kiểm soát mùi thơm.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải nghiên cứu tiếp, xác định chính xác cơ chế kiểm soát mùi thơm của các giống lúa trên, phục vụ công tác chọn tạo giống.

 

Theo Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập467
  • Hôm nay87,316
  • Tháng hiện tại792,429
  • Tổng lượt truy cập90,855,822
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây