Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng mô hình nhãn chín muộn: Lo chuyện “đầu ra”

Thứ hai - 10/09/2012 03:25
Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội vừa tổng kết mô hình thí điểm thâm canh nhãn chín muộn tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức. Theo đánh giá, hiệu quả kinh tế của nhãn muộn cao gấp 6 - 7 lần so với trồng lúa.
Tuy nhiên,  để nhân rộng mô hình này, cần phải có chính sách tháo gỡ, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, tránh tình trạng "được mùa mất giá".
Hiệu quả cao
Mặc dù năm nay thời tiết không thuận lợi, nhưng năng suất nhãn muộn của gia đình ông Vũ Văn Mạnh, thôn Lại Dụ, xã An Thượng vẫn đạt khá. Ông Mạnh cho biết, nhờ được tập huấn kỹ thuật cắt tỉa, chăm sóc, bón phân hợp lý nên tỷ lệ đậu quả của nhãn cao, mã đẹp, chất lượng ngon. Trồng 4 sào nhãn muộn với 100 cây, ông Mạnh thu được khoảng gần 2 tấn quả. Giá bán trung bình 35.000 - 40.000 đồng/kg, tính ra ông thu lãi trên 50 triệu đồng. "Trồng nhãn muộn cho hiệu quả hơn các loại cây trồng khác ở địa phương", ông Mạnh chia sẻ.
Năm 2011, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã thí điểm mô hình thâm canh nhãn chín muộn tại HTX Nông nghiệp Lại Dụ, xã An Thượng với diện tích 30ha, có 172 hộ dân tham gia. Theo đánh giá của UBND xã An Thượng, năng suất nhãn thâm canh đạt 18 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt 402 triệu đồng/ha, tăng 17 triệu đồng/ha so với năm 2011 và 137 triệu đồng/ha so với năm 2010.
.
Nhãn chín muộn xã An Thượng, huyện Hoài Đức cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thiên Tú

Bà Nguyễn Thị Thoa, Phó Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Nội) nhận định, việc áp dụng các biện pháp thâm canh đã góp phần tăng đáng kể năng suất, chất lượng nhãn muộn. Hiện nay hiệu quả trồng cây ăn quả toàn thành phố đạt khoảng 70 triệu đồng/ha/năm nhưng nhãn muộn đạt tới 400 triệu đồng/ha/vụ, cao nhất so với các cây ăn quả khác. Đây là cây trồng hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Cần tháo gỡ đầu ra
Ngoài mô hình thâm canh nhãn chín muộn, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội còn triển khai mô hình ghép cải tạo nhãn muộn 3ha và trồng mới 10ha tại xã An Thượng. Từ tháng 4/2012 đến nay, Trung tâm đã tiến hành ghép được 85%, diện tích còn lại hoàn thành trong tháng 10. Khắc phục hậu quả mưa lũGiúp người dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất
Những năm trước, việc trồng nhãn chín muộn trên địa bàn xã An Thượng còn mang tính tự phát. Tuy nhiên, với thành công bước đầu, ngày càng nhiều hộ  dân mong muốn được trồng loại cây này. Ông Nguyễn Chí Lương, Bí thư Đảng ủy xã An Thượng cho biết, trong thời gian tới xã cũng đẩy mạnh mở rộng quy hoạch vùng trồng nhãn muộn ra ngoài Vành đai 4. Ngoài xã An Thượng, nhiều địa phương khác như xã Đông Yên, Đại Thành (huyện Quốc Oai) cũng chủ trương nhân rộng mô hình.
Trong Đề án phát triển cây ăn quả thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016, nhãn chín muộn được xác định là một trong những cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cho người nông dân khi mở rộng diện tích, giải quyết vấn đề đầu ra có vai trò rất quan trọng, bởi hiện nay chủ yếu người trồng nhãn vẫn bán cho thương lái. Ông Phạm Viết Tố, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Lại Dụ, xã An Thượng kiến nghị, thành phố, huyện cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội Phạm Ngọc Lý cho biết, ngoài việc hỗ trợ vật tư, cây giống cho người dân, Trung tâm cũng sẽ tích cực hỗ trợ về công tác tiêu thụ nhãn chín muộn bằng cách mang tới các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, trong Đề án phát triển cây ăn quả thành phố cũng chủ trương xây dựng các điểm sơ chế, bảo quản sản phẩm. Riêng với cây nhãn chín muộn, hiện nay Trung tâm Giống cây trồng đang tiến hành nghiên cứu phương pháp bảo quản tươi, sau đó sẽ triển khai hỗ trợ địa phương. Đặc biệt, trong thời gian tới sẽ hỗ trợ các địa phương xúc tiến xây dựng nhãn hiệu tập thể cho nhãn chín muộn.

Huy Ba - Thiên Tú
Nguồn:ktdt.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập467
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm461
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,201
  • Tổng lượt truy cập90,866,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây