Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp sinh thái: Khỏe người, nặng túi

Thứ năm - 13/09/2012 05:27
Vụ HT này là vụ lúa đầu tiên xã Tân Hương (Châu Thành, Tiền Giang) áp dụng mô hình công nghệ sinh thái ruộng lúa, bờ hoa vào phòng trừ dịch hại trên đồng ruộng. Tuy ruộng lúa bờ hoa chưa đẹp như mấy xã đã làm thí điểm, nhưng cũng đủ để thuyết phục nông dân mở rộng mô hình.

Hương đồng gió nội...

Từ sáng sớm trên cánh đồng ấp Tân Hòa, xã Tân Hương đã xuất hiện khá nhiều nông dân. Cứ ngỡ ở đây đang chuẩn bị có buổi hội thảo đầu bờ hay trình diễn khuyến nông gì đó, nhưng chẳng phải. Mà mấy bác “Hai Lúa” trong vùng tụ về đây, chỉ để xem thu hoạch lúa ở mấy cái ruộng lúa bờ hoa có ngon lành hay không?

Tôi lách qua 2 bác nông dân đứng chắn trước mặt, ra đứng sát bên cánh đồng thấy lúa chín đã ngả màu vàng sậm. Không chỉ lúa dưới ruộng mới vàng. Trên những bờ ruộng xanh màu cây cỏ, cũng tô điểm màu vàng tươi của những bông hoa sao nhái. Xen vào đó là màu trắng của hoa xuyến chi… Toàn những thứ hoa đồng cỏ nội quen thuộc ở châu thổ ĐBSCL.

Do các bờ ruộng đều mọc rải rác những cây hoa sao nhái, hoa xuyến chi, hoa mười giờ… nên chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Tư Sang phải lựa chỗ bờ ruộng đã được nhổ bỏ bớt cây hoa để tiến vào... Ruộng khô, máy chạy ngon lành. Từng đám lúa lần lượt được cuốn vào trong máy rồi phụt ra đằng sau. Rơm phóng thẳng xuống mặt ruộng, còn lúa được hứng đầy vào các bao tải.

Từng bao lúa lần lượt được mấy nông dân trẻ vác lên xếp thành từng đống bên lề đường ấp. Ở đó, đã có sẵn thương lái đứng cân từng bao một. Khi được thông báo sản lượng cuối cùng của từng thửa ruộng, gương mặt chủ ruộng nào cũng đều rạng rỡ hẳn ra.


Thu hoạch lúa tại mô hình ruộng lúa bờ hoa ở ấp Tân Hòa

Ông Võ Thành Lâm, trưởng ấp Tân Hòa, đồng thời là một trong những hộ tham gia mô hình ruộng lúa bờ hoa, chia sẻ: “Ruộng nhà tôi, nếu tính năng suất quy ra héc ta thì đạt 6 tấn/ha. Vậy là quá ngon rồi, vì ở những ruộng chưa làm theo mô hình ruộng lúa bờ hoa trong ấp này, năng suất lúa HT chỉ khoảng 5 tấn rưỡi thôi”.

Hôm ấy, giá lúa OM 4900 mà thương lái mua ngay tại ruộng của ấp Tân Hòa là 4.900 đ/kg. Như vậy, riêng chuyện năng suất lúa được tăng thêm nhiều so với ruộng lúa thường, ông Lâm cũng như chủ nhân của các ruộng lúa bờ hoa khác đã bỏ túi thêm được ít nhất trên 4 triệu đồng. Bởi thế, ai cũng vui ra mặt. Còn nếu tính tới việc đã giảm được nhiều chi phí khi ứng dụng ruộng lúa bờ hoa, nông dân còn vui hơn nữa.

Ông Lâm bảo, trước đây để phòng trừ sâu bệnh, gia đình ông thường phải phun 2-3 lần thuốc trừ sâu mỗi vụ. Tính ra mỗi vụ lúa, mỗi công (1.000 m2) tốn 200.000-250.000 đồng tiền thuốc BVTV. Vụ HT này, nhờ trồng hoa xung quanh bờ ruộng, thu hút được nhiều thiên địch của rầy nâu, sâu cuốn lá… như nhện, kiến ba khoang, bọ xít mù xanh… cộng với việc gieo sạ đồng loạt né rầy, canh tác theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, mà gia đình ông Lâm không tốn một đồng nào mua thuốc. Nhà ông có 5 công lúa, riêng tiền thuốc trừ sâu đã tiết kiệm được từ 1-1,25 triệu đồng.

Lợi ích khó quy bằng tiền

Không chỉ ông Lâm, đại số các hộ tham gia mô hình ruộng lúa bờ hoa ở ấp Tân Hòa vụ HT năm nay cũng đều không mất tiền cho thuốc trừ sâu, khi họ quyết tâm không phun xịt thuốc mà nhờ vào sự ra tay “nghĩa hiệp” của đám thiên địch kéo về sống nhiều trên những cây hoa trồng quanh bờ ruộng. Chỉ có đâu chừng một vài hộ, do chưa tin tưởng lắm vào tay nghề diệt trừ rầy nâu, sâu cuốn lá của đám thiên địch, nên vẫn còn phun 1-2 lần thuốc.

Nhưng sau khi thu hoạch vụ HT, thấy các hộ khác cùng làm mô hình không thèm phun xịt thuốc mà năng suất lúa vẫn cao hơn ruộng thường nhờ hạn chế được tối đa sâu bệnh, dịch hại, chắc chắn những hộ còn chưa hẳn tin vào hiệu quả của ruộng lúa bờ hoa, cũng sẽ mạnh dạn không cầu viện tới thuốc trừ sâu trong vụ tới.

Hôm ấy, ông Phạm Văn Truyền, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương cũng đến chứng kiến việc thu hoạch lúa HT ở cánh đồng ruộng lúa bờ hoa tại ấp Tân Hòa. Theo ông Truyền, đây là vụ lúa đầu tiên xã Tân Hương áp dụng mô hình này. Xã đã chọn 20 ha, gồm các thửa ruộng liền canh liền thửa ở ấp Tân Hòa, để làm điểm. Có 40 hộ tham gia vào mô hình và 10 hộ khác làm ruộng đối chứng.

 

Những vụ tới, mô hình 20 ha trên sẽ không phải lo lắng chuyện cây giống hoa vì đã có sẵn nguồn cây hoa từ vụ HT này để lại. Nhưng những diện tích khác ở Tân Hương, mà cũng muốn ruộng lúa bờ hoa thì phải giải ngay được bài toán cây giống hoa.

Kết quả cho thấy, nhờ có thiên địch do các cây hoa dụ về, toàn bộ diện tích ruộng lúa bờ hoa ở ấp Tân Hòa đều không bị sâu bệnh, nông dân không phải mất tiền thuốc BVTV. Tính bình quân mỗi ha, tiết kiệm được từ 2-3 triệu tiền thuốc. Năng suất bình quân ở ruộng lúa bờ hoa vụ HT là 6 tấn/ha, cao hơn so với năng suất lúa ở các ruộng đối chứng.

Từ thành công đó, xã Tân Hương sẽ phát động nhân rộng mô hình ra toàn bộ diện tích trồng lúa. Hiện nay, diện tích lúa của xã là 400 ha. Nếu toàn bộ diện tích này được trồng hoa quanh bờ ruộng để dụ thiên địch về diệt trừ rầy nâu, sâu cuốn lá, thì mỗi vụ lúa, nông dân tiết kiệm được trên dưới 1 tỷ tiền thuốc trừ sâu. 

Ngoài ra còn giảm được nhiều tiền mua giống lúa, phân bón, vì khi làm ruộng lúa bờ hoa, bắt buộc phải kết hợp “3 giảm, 3 tăng”. Hơn nữa mô hình còn mang tới những lợi ích lớn khác khó quy ra được bằng tiền, đó là người làm ruộng khỏe mạnh hơn và môi trường giảm thiểu ô nhiễm, bởi cả không còn tình trạng cả đống thuốc trừ sâu được phun xịt xuống ruộng.

Cái khó duy nhất để nhân rộng mô hình này là nguồn cây giống các loại hoa trồng xung quanh bờ ruộng. Vụ HT mới làm thí điểm 20 ha mà ngành BVTV tỉnh đã phải “chi viện” cho Tân Hương tới khoảng 12.000 cây giống hoa các loại. Vậy mà những hộ tham gia mô hình còn phải lặn lội đi tìm kiếm thêm cây hoa mọc hoang trên đồng ruộng mới đủ.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,671
  • Tổng lượt truy cập90,883,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây