Học tập đạo đức HCM

Những lưu ý trong khai thác thủy sản mùa mưa bão

Thứ hai - 29/09/2014 20:20
Mùa mưa bão, tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Vì vậy, việc nhận thức được trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên sẽ góp phần hạn chế thiệt hại.

An toàn tàu cá

Tàu cá khi hoạt động phải có đủ trang thiết bị an toàn, đủ biên chế, đủ giấy tờ của tàu và người đi trên tàu. Hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc đã đăng ký, nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn hàng hải. Tàu cá thuộc diện đăng kiểm chỉ được hoạt động khi đã được đăng kiểm, đăng ký tàu cá, thuyền viên. Các tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì chủ tàu phải tự chịu trách nhiệm, đảm bảo tàu luôn an toàn.

Chủ tàu cá phải trang bị đủ thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người và tàu theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan chức năng quy định; ký kết hợp đồng lao động với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; thường xuyên nắm số lượng thuyền viên, vùng biển hoạt động của tàu cá và báo cáo cơ quan quản lý thủy sản địa phương, đồn, trạm biên phòng nơi tàu sẽ hoạt động. Đồng thời, sẵn sàng cho tàu cá đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.

Các tàu khai thác thủy sản cần chủ động ứng phó với bão, áp thấp kịp thời - Ảnh: Huy Hùng

Đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu phải mua bảo hiểm tai tạn thuyền viên, phải lắp máy thông tin liên lạc tầm xa và phải liên lạc với đất liền, thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản nơi đăng ký tàu cá, các đồn, trạm biên phòng, về tần số liên lạc của tàu…

 

Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền viên

Thuyền trường cần phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên thực hiện các quy định về an toàn khi làm việc trên tàu cá; phân công nhiệm vụ và tổ chức cho thuyền viên thực tập các phương án đảm bảo an toàn. Kiểm tra thuyền viên và tàu cá về trang thiết bị hàng hải, trang bị an toàn, các giấy tờ của tàu và thuyền viên trước khi rời bến. Khi ra, vào cảng, bến đậu phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo. Khi sản xuất, phải thông báo cụ thể ngư trường đang hoạt động (vị trí, tọa độ) cho cơ quan quản lý thủy sản và thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trong quá trình hoạt động trên biển, đồng thời xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Trường hợp có bão, lũ, áp thấp nhiệt đới, cần đôn đốc thuyền viên trực tàu và sẵn sàng điều động tàu ứng phó bão, lũ, áp thấp nhiệt đới và hỗ trợ tàu cá khác khi có tai nạn. Khi có tin báo bão phải thông báo cho thuyền viên biết; đồng thời kiểm tra trang thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin và thông báo cho các tàu cá khác.

Khi bão có thể ảnh hưởng đến khu vực tàu đang hoạt động, cần nhanh chóng rời khỏi ngư trường để về nơi an toàn gần nhất và thông tin cho các tàu cá khác. Trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụng các phương pháp cấp bách để kịp đưa tàu đến nơi an toàn; nếu tàu cá đang trong vùng bão thì thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá. Kịp thời thông báo cho Đài Thông tin duyên hải hoặc Đồn Biên phòng và tàu cá gần nhất biết vị trí tàu mình và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị nạn.

Bão tan, thuyền trưởng phải báo cáo kịp thời với chủ tàu và chính quyền địa phương về tình trạng người và tàu cá, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn của tàu trước khi hoạt động trở lại. Khi phát hiện tàu cá khác bị nạn, phải đưa tàu đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho Đài Thông tin duyên hải hoặc Bộ đội Biên phòng gần nhất. Đồng thời, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh điều động tàu đi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của các cấp có thẩm quyền…

Đối với thuyền viên, phải chấp hành các quy định về an toàn cho người và tàu cá, tuân thủ lệnh của thuyền trưởng và các quy định của pháp luật. Khi phát hiện tai nạn xảy ra trên tàu cá của mình hoặc của người khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và có quyền từ chối làm việc trên tàu cá, nếu tàu đó không đủ đảm bảo an toàn.

>> Ở Việt Nam, từ tháng 6 đến tháng 9, bão thường xuất hiện và ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ; tháng 9 - 10, ảnh hưởng chủ yếu đến Bắc và Trung Trung bộ; những tháng còn lại, bão ảnh hưởng đến Nam Trung bộ và Nam bộ. Tuy nhiên, không loại trừ bão có đột biến, xuất hiện bất thường, không theo quy luật.

Quang Trí 

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập501
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại802,418
  • Tổng lượt truy cập90,865,811
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây