Học tập đạo đức HCM

PHÁT TRIỂN LÚA GẠO CHẤT LƯỢNG THẾ HỆ MỚI, MÔ HÌNH RVT YÊN ĐỊNH

Thứ sáu - 01/06/2012 05:13
Thị trường gạo chất lượng nội địa có nhu cầu 8 chữ: gạo đẹp, cơm mềm, vị đậm, mùi thơm. Thị trường gạo xuất khẩu cần có thương hiệu và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, đồng nhất. Những năm gần đây chúng ta đã có cố gắng chọn tạo bộ giống lúa đa dạng theo hướng chất lượng tốt, ngắn ngày, kháng sâu bệnh và thích ứng rộng.

>> Lúa thơm RVT- ''Hoa hậu'' của cánh đồng mẫu lớn
>> Lúa thơm RVT trên đồng Đức Thọ
>> SX thành công giống lúa chịu mặn RVT
>> Về giống lúa thơm RVT
>> Giống lúa thơm RVT
>> Giống lúa RVT và VS1 - Mơ ước của nông dân


Hạt gạo RVT

Ở miền Bắc và miền Trung đang phổ biến các giống chất lượng như: BT7, IR64 (OM89), HT1, LT2, T10, AC5, P6... Công ty Cổ phần Giống cây trồng TW đang phát triển các giống lúa chất lượng RVT, Trân châu hương (TCH), VS1... Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã trình diễn lớn cánh đồng sản xuất lúa lai; vụ mùa 2011 gieo cấy 30ha, vụ xuân 2012 - 150ha RVT trong đó có cánh đồng lớn lúa RVT, TCH 40ha ở Định Hòa, Yên Định, Thanh Hóa đạt năng suất 6 tấn/ha/vụ.

Giống lúa mới RVT của tác giả Nguyễn Công Tạn sưu tầm và Công ty Cổ phần Giống cây trồng TW phát triển đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức, là một trong những giống lúa chất lượng, kháng bạc lá tốt hơn BT7 trong vụ mùa, thích ứng rộng hơn IR64, bổ sung vào tập đoàn giống lúa chất lượng thế hệ mới, đã và đang được mở rộng ở các vùng. RVT có thời gian sinh trưởng vụ mùa, vụ hè thu khoảng 100-105 ngày, bố trí được trong cơ cấu xuân muộn, hè thu, mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc và đông xuân, hè thu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trong hệ thống 2 lúa – 1 vụ đông.

RVT thuộc nhóm giống cho gạo đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định. Gạo chất lượng trên thị trường được xem xét theo 5 tiêu chuẩn là chất lượng nấu nướng (cooking) như cơm mềm, dễ nấu; chất lượng xay xát (milling) như tỉ lệ gạo nguyên, tỉ lệ gạo/lúa; chất lượng dinh dưỡng (eating) như mùi thơm, cơm đậm; chất lượng thương mại (trading) như gạo đẹp, không bạc bụng, hạt dài và chất lượng sản xuất theo công nghệ an toàn, tiên tiến như VietGAP, 3G3T, ICM…

Hiện nay, Chính phủ đang triển khai chương trình nông thôn mới và Bộ NN-PTNT đang phát động tổ chức sản xuất lúa gạo theo cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trong cả nước. Có thể nói rằng, chúng ta đã có kinh nghiệm thành công với các mô hình cánh đồng lớn (CĐL) gieo cấy các giống lúa chất lượng thế hệ cũ IR64 và BT7 ở các vùng.

Giống IR64 (IR18348-36-3-3) từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) do Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL nhập vào nước ta, chọn lọc từ năm 1983, đặt tên là OM89. Giống lúa chất lượng IR64 đã tồn tại trong sản xuất của nước ta đến nay đã 30 năm và được gieo cấy trên phạm vi không gian rộng nhất ở cả ba miền. Gạo IR64 dài 7.5mm, độ trở hồ trung bình 5/9, trọng lượng ngàn hạt 25gr, có gen giống Tẻ tép kháng đạo ôn của Việt Nam. Trên cánh đồng Điện Biên Phủ khoảng 1.000 ha đang có bản quyền thương hiệu gạo chất lượng “Tám Điện Biên” với CĐL khoảng 300 - 400 ha và có giá bán cao hàng đầu trên thị trường nội địa chỉ sau gạo Thái Lan.

Giống Bắc Thơm 7 (BT7) nguồn gốc Trung Quốc nhập vào nước ta năm 1992 đã phát triển trong sản xuất 20 năm, hiện nay chiếm diện tích lớn nhất trong các giống lúa chất lượng. BT7 có thời gian sinh trưởng vụ mùa khoảng 115-120 ngày, trọng lượng ngàn hạt 20gr, cơm mềm, có mùi thơm, gạo đẹp, vị đậm, thích ứng rộng. Đã có nhiều CĐL lúa này ở Đồng bằng sông Hồng với tỉ lệ 60-70% diện tích. Gạo BT7 bán được giá cao thuộc nhóm thứ 2 trên thị trường nội địa.


Tham quan cánh đồng RVT tại Yên Định (Thanh Hóa)

Về việc xây dựng CĐML, ngoài các tiêu chí của Bộ NN-PTNT như qui mô diện tích, nông dân tự nguyện, kết hợp 4 nhà, quy trình công nghệ sản xuất mới… chúng tôi đề nghị: Xây dựng cánh đồng mẫu lớn RVT cần hướng tới xây dựng mô hình Công ty Cổ phần Nông nghiệp trong đó nông dân, nhà khoa học, khuyến nông… được tham gia góp vốn cổ phần với doanh nghiệp nông nghiệp. Trong các tiêu chí của chương trình quốc gia có mục tiêu xây dựng nông thôn mới khó nhất là tiêu chí tăng thu nhập cho nông dân bởi vì nông dân lao động thủ công và thời gian lao động rất ít trong năm. Vì vậy, cách tổ chức sản xuất lúa gạo theo mô hình Công ty Cổ phần Nông nghiệp sẽ là giải pháp tự quản, phân bổ lại hợp lý hơn các giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo trước hết là cho nông dân để họ có thể được hưởng gấp đôi giá trị thu nhập về lúa hiện nay.

Với các giống lúa chất lượng như RVT, việc xây dựng CĐML trong sản xuất phải gắn với việc đồng nhất thực hiện quy trình công nghệ tiên tiến để giảm giá thành, tăng năng suất lúa, tăng chất lượng gạo, đảm bảo gạo an toàn và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống lúa chất lượng sản xuất hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận, và mỗi cánh đồng chỉ nên gieo cấy một giống để đảm bảo gạo đồng nhất. Cần đặc biệt chú ý 2 khâu: sấy lúa và đảm bảo mật độ gieo cấy. Bây giờ cần phải dứt khoát loại bỏ việc phơi lúa truyền thống mà chuyển sang thực hiện sấy lúa 100% khối lượng thu hoạch rồi mới đem chà xát gạo.
 

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn lúa gạo chất lượng gắn với chương trình nông thôn mới là con đường để đạt tới các mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả; hiện đại hóa sản xuất và điều chỉnh hài hòa lợi ích, sẽ đóng góp vào sự phát triển của ngành hàng lúa gạo của nước ta.
Đối với các giống lúa chất lượng cần điều khiển mật độ lấy bông cái là chính vì lúa đẻ nhánh nhiều thì hạt lúa sẽ không đồng đều dẫn đến hạt gạo không đẹp và tốn thêm phân bón bởi vì quy luật sinh lý của cây lúa là 40 ngày sau đẻ nhánh, quần thể cây lúa bình thường sẽ tự lụi đi 40% số nhánh đẻ trong khi đó yêu cầu đạt năng suất khá cần có khoảng 3 – 3,5 triệu bông/ha với lúa cấy ở miền Bắc và 4 - 6 triệu bông/ha với lúa sạ hè thu và đông xuân ở miền Nam. Do vậy, với các giống lúa chất lượng ngắn ngày quy trình gieo xạ cần khoảng 100kg giống xác nhận/ha ở miền Nam và cấy 50 – 55 khóm/m², điều khiển 1 cây lấy 1 bông chính và 2 nhánh là tốt nhất ở miền Bắc.
Tại Hội nghị đầu bờ tham quan giống RVT và TCH ngày 26/5/2012 tại Yên Định, Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn đã đăng kí xây dựng CĐML 200ha, huyện Yên Định 500ha, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) 850ha… Các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định… đã đặt hàng với Công ty CP GCT TW xây dựng CĐML trong vụ mùa 2012.
 Nguồn nongnghiep.vn
 

 

 Tags: chất lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập381
  • Hôm nay82,280
  • Tháng hiện tại787,393
  • Tổng lượt truy cập90,850,786
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây