* Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên các lá non, chồi non và chùm hoa làm chồi, lá, hoa không phát triển được; chồi non mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ biến dạng, co cụm lại như bó chổi. Các phân đoạn trên cành, lá, chùm hoa đều ngắn và nhỏ lại, nhìn từ xa như tổ chim hoặc bó chổi. Chồi bị bệnh phát triển kém và thoái hóa, sau đó bị khô và chết. * Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn sống trong mạch dẫn của cây, đặc biệt là trên các đọt non, hoa. Đây là loại vi khuẩn mới chưa được định danh. Bệnh lan truyền qua môi giới là nhện lông nhung, nhện rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. * Biện pháp phòng bệnh: Giải pháp giống + Trồng giống nhãn kháng bệnh: Nên trồng giống nhãn xuồng cơm vàng có giá trị thương phẩm cao, chống chịu tốt bệnh chổi rồng. Tại nơi bị bệnh, đặc biệt là các vùng có áp lực bệnh cao nên áp dụng biện pháp ghép, sử dụng giống nhãn xuồng cơm vàng là mắt ghép và gốc ghép là giống tiêu da bò đang bị nhiễm nặng. Một số giống khác có thể thay thế cho nhãn tiêu da bò như nhãn long, xuồng cơm trắng, xuồng bao công. + Cây giống: Tuyệt đối không nhân giống nhãn (nhánh chiết, mắt ghép) từ cây và vườn nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng cây được xác định sạch bệnh để làm vật liệu nhân giống. + Tránh vận chuyển các vật liệu trồng có xuất xứ từ những khu vực bị nhiễm bệnh sang khu vực khác. Kiểm tra vật liệu trồng bảo đảm sạch bệnh. Biện pháp canh tác + Tưới nước đầy đủ, bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón nhiều đạm làm bộ lá phát triển và ra lá không tập trung, tạo điều kiện cho nhện và bệnh phát triển. Bón phân, tưới nước kết hợp tỉa cành tạo tán tập trung để cây ra chồi đồng loạt, thuận lợi cho việc quản lý. + Tưới nước với áp lực cao: Biện pháp này nhằm hạn chế mật độ nhện và các côn trùng chích hút trên tán cây, làm giảm áp lực bệnh. Biện pháp cơ giới + Cắt tỉa cành sau thu hoạch: Cắt tỉa sâu (dưới vị trí bị bệnh trên 50cm) để loại bỏ cành nhiễm bệnh, kết hợp tỉa cành tạo tán để loại bỏ mầm bệnh và nhện cư trú trên lá. Công việc trên tiến hành vào mùa mưa hiệu quả khắc phục sẽ cao. Nên cắt bỏ cành, lá tiếp xúc với mặt đất để hạn chế sự di chuyển của nhện từ mặt đất lên cây. Một số cây là ký chủ phụ của nhện như bồ ngót, bóng né tím… cũng cần được tiêu hủy. Sau khi cắt tỉa, nên thu gom lại thành đống, phun thuốc trừ nhện, phủ lại bằng nylon để diệt nhện và không để nhện phát tán lên cây. + Thăm vườn nhãn thường xuyên, khi phát hiện chồi bị nhiễm bệnh cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy. + Dụng cụ được sử dụng trong việc cắt bỏ nguồn bệnh cần được vệ sinh trước khi tỉa cành này chuyển sang tỉa cành khác. * Biện pháp trừ bệnh Tiến hành phun thuốc trừ nhện vào giai đoạn chồi non chớm hình thành và khi mật độ nhện cao. Nên luân phiên các loại thuốc có gốc thuốc khác nhau để tránh tính kháng thuốc của nhện. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Ababtter 1.8EC, Abasuper 1.8EC, Aremec 18EC, Catex 1.8EC, Chitin 2EC… Vùng thường xuyên bị nhiễm bệnh nên tiến hành phun phòng để trừ nhện và những côn trùng khác vào giai đoạn ra lá, đọt non hoặc lúc phân hóa mầm hoa. KS. Dương Khoa Văn
| ||
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | ||
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã