Ví dụ như, Silicon tăng cường khả năng đề kháng lại sâu hại, mầm bệnh và các căng thẳng phi sinh học như muối, hạn hán và bão. Do đó, silicon có thể đóng vai trò tối quan trọng trong sự phát triển của hệ thống sản xuất lúa bền vững với lượng thuốc trừ sâu độc hại đầu vào thấp hơn hoặc bằng 0.
Các nhà nghiên cứu từ dự án liên ngành LEGATO về sản xuất lúa bền vững đã xem xét chi tiết hơn lượng silicon trong thực vật ở nhiều khu vực khác biệt ở Việt Nam và Philippines để cung cấp những hiểu biết về tầm quan trọng của nguyên tố này trong sản xuất lúa gạo.
Dữ liệu cho thấy rằng nước tưới tiêu có thể cung cấp một lượng silicon đáng kể được cây hấp thụ. Trong nước mưa, nồng độ Si ở dưới giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích; do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng mưa là nguồn Si không quan trọng cho cây. Một nguồn Si chính trong thực vật là sự phân hủy của các hạt đất rắn.
Trong một nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu LEGATO hiện đang tập trung tìm hiểu về các quá trình của đất, để xác định nguồn silicon trong cây trong suốt giai đoạn phát triển. Tài liệu khoa học gần đây cho thấy việc tái chế và phân hủy của rơm đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn silicon. Do đó, nông dân nên tái chế rơm hoàn toàn.
Không phải tất cả các nông dân được phỏng vấn trong dự án LEGATO đều thực hiện việc này. Ví dụ như, một số nông dân bỏ đi một phần rơm và sử dụng nó làm phân bón cho các thửa ruộng trồng rau. Về lâu dài, điều này có thể có tác động tiêu cực đến nguồn silicon cho cây lúa. Đặc biệt trong những khu vực nơi đất bị phong hóa mạnh mẽ, và nguồn Si do đó rất thấp (ví dụ như, ở các khu vực nghiên cứu của dự án LEGATO ở Việt Nam), thì nông dân nên xem xét nguồn Si là một yếu tố trong việc quản lý ruộng lúa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố