Theo đó, người dân và DN có thể truy cập vào bản đồ số hóa này để biết được vùng nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp an toàn. Các thông tin tích hợp bao gồm các khu vực có trang trại nuôi trồng, kể cả các hộ dân có lượng chăn nuôi lớn trên địa bàn song song với việc tích hợp các số liệu về thổ nhưỡng, khí hậu và các số liệu thông tin sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp.
Các cơ sở nuôi trồng sẽ được gắn hệ thống định vị GPS, kèm theo đó là các thông tin về quy mô đầu tư khu chăn nuôi, khu trồng trọt… được cập nhật trên bản đồ số hóa. Đây cũng là cơ sở cho hoạt động giám sát tình hình dịch bệnh cây trồng và vật nuôi, cũng như hoạt động dự báo số lượng, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp có thể sản xuất ra trong từng thời kỳ nhất định. Trên cơ sở đó, các DN có thể ứng dụng, truy cập các thông tin trên bản đồ số hóa ngành nông nghiệp này để tổ chức thu mua, phân phối ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Dựa trên hệ thống bản đồ số hóa này TP có thể quy hoạch phát triển những vùng sản xuất tập trung gắn với sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đang tính tới phương án phối hợp với ngành tài nguyên môi trường hình thành lắp đặt các hệ thống cảm biến nằm rải rác trên địa bàn TP để phân tích chất lượng nguồn nước, khí hậu, triều cường… giúp người dân, trang trại nuôi trồng nắm thêm thông tin về chất lượng nguồn nước, không khí phục vụ nuôi trồng chủ động hơn.
Hiện tại, TPHCM có hơn 250ha rau năng suất cao, các trang trại cung cấp giống heo cho nhiều tỉnh khác, các khu vực nuôi cá cảnh xuất khẩu đạt hàng triệu USD, trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong 6 năm qua (2010-2017) TP đã chuyển 1.896ha đất sang trồng rau, cây cảnh, cây kiểng, chăn nuôi bò sữa. Việc áp dụng công nghệ cao, cụ thể là từ Israel, giúp tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hơn 10.000 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này tổng mức đầu tư cho ngành nông nghiệp tại TPHCM ước khoảng 47.500 tỷ đồng và đến nay đã đóng góp giá trị bước đầu với giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7 lần so với năm 2010.
Các cơ sở nuôi trồng sẽ được gắn hệ thống định vị GPS, kèm theo đó là các thông tin về quy mô đầu tư khu chăn nuôi, khu trồng trọt… được cập nhật trên bản đồ số hóa. Đây cũng là cơ sở cho hoạt động giám sát tình hình dịch bệnh cây trồng và vật nuôi, cũng như hoạt động dự báo số lượng, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp có thể sản xuất ra trong từng thời kỳ nhất định. Trên cơ sở đó, các DN có thể ứng dụng, truy cập các thông tin trên bản đồ số hóa ngành nông nghiệp này để tổ chức thu mua, phân phối ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Dựa trên hệ thống bản đồ số hóa này TP có thể quy hoạch phát triển những vùng sản xuất tập trung gắn với sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đang tính tới phương án phối hợp với ngành tài nguyên môi trường hình thành lắp đặt các hệ thống cảm biến nằm rải rác trên địa bàn TP để phân tích chất lượng nguồn nước, khí hậu, triều cường… giúp người dân, trang trại nuôi trồng nắm thêm thông tin về chất lượng nguồn nước, không khí phục vụ nuôi trồng chủ động hơn.
Hiện tại, TPHCM có hơn 250ha rau năng suất cao, các trang trại cung cấp giống heo cho nhiều tỉnh khác, các khu vực nuôi cá cảnh xuất khẩu đạt hàng triệu USD, trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong 6 năm qua (2010-2017) TP đã chuyển 1.896ha đất sang trồng rau, cây cảnh, cây kiểng, chăn nuôi bò sữa. Việc áp dụng công nghệ cao, cụ thể là từ Israel, giúp tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hơn 10.000 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này tổng mức đầu tư cho ngành nông nghiệp tại TPHCM ước khoảng 47.500 tỷ đồng và đến nay đã đóng góp giá trị bước đầu với giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7 lần so với năm 2010.