Học tập đạo đức HCM

Cách phòng trị các bệnh thường gặp trên cây Mai vàng để hoa nở đẹp đúng dịp Tết

Thứ bảy - 16/12/2017 09:05
Kỹ thuật trồng cây Mai vàng đã khó việc chăm sóc phòng trừ bệnh cho cây lại càng khó hơn đòi hỏi người trồng cây Mai vàng phải am hiểu những kiến thức cơ bản nhất.

Hoa Mai vàng có tên khoa học là Ochna integerrima thuộc gia đình Ochnaceae, có ít nhất khoảng 50 loài hoa Mai vàng khắp nơi trên thế giới. Nhìn chung, ở Việt Nam người ta chỉ xác định được tên khoa học của vài loài Mai là Ochna integerrima (Mai vàng năm cánh); Ochna integerrima (Mai núi) và Ochna atropurpurea (mai tứ quý).

Riêng về Mai tứ quý, ngoài tên khoa học Ochna atropurpurea, chúng còn những tên khác là Ochna atropurpurea DC, Ochna serrulata hay Ochna integerrima.

Cách phòng trị các bệnh thường gặp trên cây Mai vàng để hoa nở đẹp đúng dịp Tết - ảnh 1

 Kỹ thuật trồng cây Mai vàng đã khó việc chăm sóc và phòng trị bệnh cho cây Mai vàng không hề đơn giản. Ảnh minh họa

Hoa Mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường. Ngoài ra, hoa Mai vàng còn mang ý nghĩa hy vọng, may mắn hạnh phúc, tình yêu trung thành. Hoa Mai màu vàng biểu tượng cho sự cao thượng , vinh hiển cao sang tượng trưng cho vua thời phong kiến. Nhất là vào những ngày Tết, hoa Mai đem lại cái may mắn cho năm mới , sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, giàu sang tấn lộc tấn tài .

Với vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng khá rực rỡ lại mang nhiều ý nghĩa phong thủy nên từ lâu cây Mai vàng được trồng phổ biến ở nhiều nơi nhưng để có được những cây Mai vàng đẹp, sạch bệnh thì không phải ai cũng làm được.

Dưới đây là những cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho cây Mai vàng.

Phòng bệnh nhện đỏ trên cây Mai vàng

Nhện thường rất nhỏ, khó phát hiện nếu không nhìn kỹ, cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá cây Mai vàng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây Mai vàng sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây nhất là trong mùa khô. 

Để phòng trị loại nhện này trước hết cần phải lưu ý rằng không nên đặt các chậu Mai vàng cạnh nhau mà phải nên có sự thông thoáng để nếu khi bị bệnh chúng không thể lây sang các cây khác. 

Nếu trường hợp có nhiều nhện đỏ cần dùng một trong các loại thuốc để phun xịt như: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…Nên dùng luân phiên thuốc để tránh nhện bị kháng thuốc. 

Phòng bệnh đốm đồng trên cây Mai vàng

Ngoài bệnh nhện đỏ, cây Mai vàng còn mắc bệnh đốm đồng. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ cỡ một vài ly, sau đó nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng…thì chúng phát triển rộng ra. Nếu bệnh quá nặng có thể dùng một số lọai thuốc gốc đồng như Copper-B, Coc 85; Copper-Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên những chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.

Phòng bệnh nấm hồng trên cây Mai vàng

Bệnh nấm hồng trên cây Mai vàng có biểu hiện là ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín hết cả một đoạn cành, làm cho lá cây Mai vàng bị rụng, cành bị chết khô dần. Bệnh thường chỉ tấn công trên những cành nhỏ cỡ chân nhang cho đến cỡ cây đũa ăn cơm, ít khi gây hại ở những cành lớn hoặc trên thân.  

Cần sớm phát hiện bệnh bằng cách thường xuyên kiểm tra vườn Mai vàng. Khi phát hiện có bệnh thì nên sử dụng một trong những lọai thuốc như: COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN; hoặc Vidoc 50HP; Batocide 12WP Viben-C 50BTN… để phun xịt, nếu vườn thường bị bệnh này thì trong mùa khô nên phun xịt định kỳ khoảng 1 tuần lễ một lần. 

Thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được đem tiêu hủy. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khoảng vài phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này.

Ngoài những bệnh trên thì cây Mai vàng còn mắc rất nhiều bệnh khác như gỉ sét, sâu ăn lá, bệnh cháy lá...Điều quan trọng với người trồng cây Mai vàng là cần phải kiểm tra liên tục nhằm sớm phát hiện để điều trị kịp thời nếu không sẽ khó tạo ra được những cây MaI Vàng đẹp như ý muốn

Theo An Dương/vietq.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại708,612
  • Tổng lượt truy cập90,772,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây