Học tập đạo đức HCM

Tạo tế bào não từ da

Thứ bảy - 11/02/2012 06:08
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học y Stanford ở California đã thí nghiệm chuyển đổi trực tiếp tế bào da thành tế bào trong các thành phần chính của não trên chuột, bỏ qua giai đoạn tế bào gốc trung gian.

Tế bào gốc, vốn có thể trở thành bất cứ loại tế bào đặc biệt nào, từ não cho tới xương, được cho là một bước tiến đầy hứa hẹn trong lĩnh vực điều trị trong y học. Tuy nhiên, phương pháp này đang gây ra những lo ngại đạo đức.

Một phương pháp thay thế là dùng tế bào da, lập trình lại thành các tế bào gốc thích ứng.Tế bào loại này có thể được lấy trực tiếp từ bệnh nhân và sau đó biến chúng thành loại tế bào mong muốn. Tuy nhiên, tiến trình này sẽ gây kích hoạt các gen gây ung thư.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học y Stanford ở California đang xem xét một lựa chọn khác. Chuyển tế bào da của chính bệnh nhân thành tế bào đặc biệt, tế bào thần kinh, mà không cần tạo ra các tế bào gốc thích ứng.

Nghiên cứu này tạo ra các tế bào tiền thân nơron, sẽ phát triển thành 3 dạng tế bào ở não: tế bào thần kinh (neuron), tế bào hình sao (astrocyte) và tế bào ít gai (oligodendrocyte).

Các tế bào tiền thân này có một ưu điểm là một khi được tạo ra, chúng sẽ phát triển với số lượng vô cùng lớn trong phòng thí nghiệm. Điều này rất quan trọng nếu tế bào này được dùng trong bất cứ liệu pháp điều trị y học nào.

Tế bào não và tế bào da chứa thông tin gen giống nhau. Tuy nhiên mã gen được diễn dịch khác nhau, phụ thuộc vào qui định của các nhân tố phiên mã.

Giáo sư Marius Wernig, người đứng đầu nghiên cứu cho hay: “Chúng tôi đã cho thấy được các tế bào có thể tích hợp vào não chuột và sản sinh ra một protein bị khuyết cần thiết trong việc truyền dẫn tín hiệu điện của các tế bào thần kinh. Còn nhiều việc phải làm để tạo ra các tế bào tương tự ở da người và cấy chúng một cách an toàn, hiệu quả”.

Tiến sĩ Deepak Srivastava, người đã tiến hành nghiên cứu việc chuyển tế bào vào cơ tim, cho biết nghiên cứu này đã mở ra một cách mới trong việc tái tạo các tế bào thần kinh bị tổn thương bằng cách sử dụng các tế bào xung quanh vùng bị tổn thương.

 
Theo xaluan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập606
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm605
  • Hôm nay45,293
  • Tháng hiện tại1,237,887
  • Tổng lượt truy cập94,765,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây