Học tập đạo đức HCM

Thuốc trừ sâu đang làm hại lúa

Thứ sáu - 24/08/2012 22:55
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) kêu gọi nông dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa bởi chúng tiêu diệt những kẻ thù tự nhiên của rầy, nhóm côn trùng ăn lúa đáng sợ nhất tại châu Á.
 

Trong “Cách mạng Xanh” hồi thập niên 70, sự kiện góp phần giúp hàng triệu người châu Á thoát nghèo nhờ sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu trên diện rộng để tiêu diệt những động vật gây hại cho lúa. Nhưng giờ đây IRRI cho rằng nông dân cần áp dụng những biện pháp canh tác thân thiện với môi trường hơn, AFP đưa tin.

Hàng loạt nghiên cứu của IRRI chỉ ra rằng sự hiện diện của thuốc trừ sâu cùng với tình trạng đa dạng sinh thái nghèo nàn trên các đồng ruộng khiến số lượng côn trùng và nhện săn rầy, một loài côn trùng có hại đối với lúa tại châu Á, giảm mạnh.

Thuốc trừ sâu đang làm hại lúa

“Để ngăn chặn sự bùng phát của rầy, chúng ta phải làm tăng số lượng kẻ thù của chúng trong tự nhiên và giảm lượng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng”, IRRI tuyên bố.

Nông dân cũng nên đa dạng hóa những giống lúa tại châu Á, khu vực sản xuất và tiêu thụ gạo chủ yếu của thế giới.

Canh tác ba vụ lúa mỗi năm hoặc chỉ trồng một giống lúa trên đồng ruộng trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho rầy thích nghi với môi trường xung quanh và tăng kích cỡ, IRRI nhận định.

Với sự ủng hộ của IRRI, Thái Lan đã cấm sử dụng abamectin và cypermethrin - hai loại thuốc trừ sâu dành cho lúa – từ ba tháng trước. Giới chức Thái Lan khẳng định việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan và không đúng cách khiến số lượng rầy tăng vọt.

Việt Nam đã bắt đầu trồng hoa gần các ruộng lúa tại tỉnh An Giang từ tháng 3 để nuôi những loài động vật săn rầy, IRRI cho biết.

“Chúng ta cần xem xét lại những chiến lược quản lý các loài gây hại. Nông dân không nên chỉ nghĩ tới việc đối phó những đợt bùng phát số lượng rầy ở giai đoạn hiện tại, mà còn phải ngăn chặn và quản lý chúng một cách hiệu quả trong tương lai”, Bas Bouman, trưởng bộ phận môi trường của IRRI, bình luận.

Minh Long

Theo Vnexpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay46,906
  • Tháng hiện tại843,604
  • Tổng lượt truy cập90,906,997
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây