Học tập đạo đức HCM

Trồng màu công nghệ Úc

Thứ năm - 14/03/2013 04:31
Ông La Văn Khoa là người đầu tiên ở Vĩnh Long mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất rau màu bằng hệ thống tự động theo công nghệ Úc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông La Văn Khoa là người đầu tiên ở Vĩnh Long mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất rau màu bằng hệ thống tự động theo công nghệ Úc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công nghệ hiện đại

Mô hình sản xuất rau màu theo công nghệ Úc của ông La Văn Khoa được xây dựng tại ấp Phú An (xã Phú Thịnh, H.Tam Bình), với quy mô 1.500 m2, tổng chi phí đầu tư khoảng 1 tỉ đồng, gồm: căn nhà kính 3 gian có lắp đặt hệ thống thông gió điều hòa nhiệt độ, giàn giá thể trồng rau quả, hệ thống tưới nhỏ giọt và nhiều trang thiết bị khác. Đến tham quan mô hình, hiện ra trước mắt chúng tôi là một không gian rộng trong nhà kính, các ống nhựa dẫn nước được truyền đến từng nơi gieo hạt giống. Tất cả đều tự động, từ tưới nước cho đến phun thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả của mô hình này là những dây dưa leo lá xanh mướt, chi chít trái to; những cây cà chua, ớt trĩu quả…

 

Trồng màu công nghệ Úc Ông Khoa kiểm tra rau màu trồng trong nhà kính

“Xuất phát từ ý nghĩ làm thế nào để sản xuất ra một lượng rau quả sạch, an toàn cho người tiêu dùng, tôi cùng con rể (Việt kiều Úc) đã tham quan nhiều mô hình trồng rau sạch ở xứ người rồi quyết định học tập, mua công nghệ về áp dụng”, ông Khoa bộc bạch.

Mô hình trồng rau màu hiện đại được ông Khoa bắt tay xây dựng vào đầu năm 2012, sau 6 tháng, ông bắt đầu gieo hạt. Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình ông đã trồng được 2 đợt dưa leo và 1 đợt cà chua, ớt… Theo ông Khoa, ngoài công nghệ, hạt giống cũng được nhập từ Úc. Để trái đạt chất lượng, năng suất cao, tất cả đều được trồng trên giá thể bằng mụn dừa, có lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, sử dụng nước sạch hoàn toàn… Toàn bộ phần mặt đất của hệ thống nhà kính đều được trải bạt rất sạch sẽ. Bên cạnh đó, hệ thống tưới nhỏ giọt và cung cấp chất dinh dưỡng được kiểm soát chặt chẽ bằng máy tính có cài đặt phần mềm điều khiển. Vì vậy, rau quả sản xuất từ đây đều là rau sạch, hàm lượng đạm nitrat, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh đều dưới mức cho phép. Là người trực tiếp quản lý, giám sát kiêm luôn cả khâu kỹ thuật pha chế phân bón, ông Khoa cho biết: “Do nhà kính được lắp đặt hệ thống chạy tự động nên nguồn điện phải luôn đảm bảo 24/24. Nếu lỡ mất điện sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây, thậm chí cây sẽ chết”.

 

Trồng màu công nghệ Úc Mô hình sản xuất công nghệ Úc của ông Khoa Tìm đầu ra

Mô hình này đã góp phần tạo ra sản phẩm rau quả có giá trị cao và an toàn cho người tiêu dùng, nhưng hiện vẫn chưa có lãi vì chi phí đầu tư khá lớn. Theo tính toán, chi phí cho mỗi đợt trồng dưa leo (giống của Úc) khoảng gần 35 triệu đồng (bao gồm tiền mua giá thể, hạt giống, phân, thuốc…) nhưng nếu bán theo giá thị trường tại các chợ thì chỉ thu được hơn 50 triệu đồng (khoảng 7.000 đồng/kg), còn tiền công chăm sóc và nhất là tiền điện, tiền nước… cũng mất trên 15 triệu đồng cho mỗi đợt sản xuất (khoảng 3 tháng).

Vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho mô hình trồng rau màu của gia đình ông Khoa. Hiện nay, Siêu thị BigC Cần Thơ đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ông cũng đang xúc tiến làm thủ tục đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để thuận tiện trong việc kinh doanh mặt hàng rau quả an toàn.

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, với các thiết bị công nghệ cao, mô hình này có thể chủ động sản xuất liên tục ngay cả những thời điểm trái vụ, điều kiện thời tiết không thuận lợi để cung cấp nguồn rau quả chất lượng cho người tiêu dùng. “Cách làm của ông Khoa có tính đột phá, vừa mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là cơ hội để người nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và làm giàu ngay trên mảnh đất của mình”, ông Liêm nhấn mạnh.

Theo Nhanh.net.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập494
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm488
  • Hôm nay57,612
  • Tháng hiện tại762,725
  • Tổng lượt truy cập90,826,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây