Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng Công nghệ Khí sinh học (KT1, KT2), giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

Thứ sáu - 24/02/2012 09:07
Thiết bị khí sinh học (KSH) kiểu KT1&KT2 (gọi tắt là KT) là một trong số thuộc họ thiết bị có bộ phận chứa khí nằm trong bể phân giải. Trong thực tế thì họ thiết bị này lại được phân ra thành hai họ nhỏ, chúng được gọi là thiết bị nắp cố định và loại thiết bị bằng túi chất dẻo, tuy nhiên thì khả năng áp dụng của loại thiết bị nắp cố định lại cao hơn so với loại túi chất dẻo. Cho đến nay thì loại thiết bị nắp cố định được nghiên cứu và phát triển trên 30 năm, và KT là một trong số đó.
 

Hiện nay trên thế giới hầu hết các chương trình KSH qui mô hộ gia đình đã lựa chọn thiết bị nắp cố định để triển khai vì nhiều ưu điểm nổi trội của nó. Ở Việt Nam, thiết bị KSH mẫu KT đã được lựa chọn áp dụng trên diện rộng trong khuôn khổ Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam (sau đây gọi tắt là Dự án).

Đặc điểm chính của mẫu thiết bị KT1 và KT2

Thiết bị KSH nắp cố định kiểu KT có dạng hình cầu, cụ thể là hình đới cầu cho mẫu KT1 và hình bán cầu cho mẫu KT2. Cấu tạo của mẫu thiết bị KT1 và KT2 được trình bày trong hình 1.

 
Mẫu thiết bị KT1 Mẫu thiết bị KT2

Ảnh: Cấu tạo của thiết bị KSH nắp cố định vòm cầu
1. Bể nạp, 2. Ống lối vào, 3. Bể phân giải , 4. Ống thu khí, 5.Ống lối ra, 6. Bể điều áp

Vật liệu để xây dựng công trình KSH kiểu KT
  • Gạch thẻ đạt chất lượng loại A, người sử dụng nên chọn loại gạch tốt nhất sẵn có tại địa phương;
  • Cát (loại cát hạt to-thô có thể dùng để làm vữa xây, loại cát hạt nhỏ-mịn dùng để làm vữa trát thành bể);
  • Xi măng Poolang từ PC300 trở lên;
  • Thép tròn đường kính 6mm (số lượng tùy theo cỡ bể phân giải) dùng để đúc bê tông nắp bể điều áp;
  • Ống nhựa cứng PVC loại tốt dùng để làm ống lối vào và lối ra, người sử dụng nên chọn loại ống có đường kính là 160mm;
  • Ống thu khí: làm từ ống nhựa cứng PVC or hoặc ống thép mạ kim loại không gỉ;
Ưu điểm và nhược điểm của mẫu thiết bị KT1và KT2

Ưu điểm:
  • Đáp ứng được nhu cầu lắp đặt vì thiết bị có thể xây dựng bằng các vật liệu thông thường và có nhiều cỡ để hộ dân lựa chọn;
  • Thiết bị có dạng hình cầu nên tiết kiệm được vật liệu hơn so với các thiết bị khác hình chữ nhật hoặc hình trụ. Đặc điểm này giúp người sử dụng tiết kiệm được chi phí đầu tư;
  • Dạng hình vòm cầu có diện tích xung quanh nhỏ nhưng khả năng chịu lực tốt;
  • Trong quá trình vận hành, bề mặt dịch phân giải thay đổi do nó chuyển động lên-xuống theo chiều cong của tường bể và làm giảm khả năng hình thành váng của nguyên liệu nạp;
  • Áp suất khí tạo ra trong thiết bị là cao điều này giúp khí có thể tới được nơi sử dụng ở cự li xa mà không cần tác động nào từ bên ngoài;
  • Tương tự như các thiết bị nắp cố định khác, mẫu KT được chôn dưới mặt đất điều này hạn chế sự trao đổi nhiệt của thiết bị với môi trường xung quanh và giúp cho nhiệt độ làm việc của nó được ổn định.
Nhược điểm:
  • Kỹ thuật xây dựng thiết bị là khá phức tạp, thông thường yêu cầu thợ xây phải qua huấn luyện;
  • Chiếm nhiều diện tích mặt bằng hơn loại thiết bị nắp cố định có bể phân giải, buồng chứa khí, và bể điều áp nằm trong cùng một khối.
  • Khi xây dựng cần nhiều sức lao động tại chỗ vì khối lượng đất phải đào là lớn;
Khác phục nhược điểm:
  • Dự án sẽ hỗ trợ miễn phí về tài liệu, tổ chức tập huấn, cán bộ tư vấn kỹ thuật miễn phí.
  • Thợ xây được đào tạo và cấp chứng chỉ bởi Dự án do hộ dân chọn lựa tại địa   phương sẽ đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng công trình và bảo hành công trình trong 1 năm.
Khi nào xây theo kiểu KT1 ?
  • Áp dụng tại nơi có địa tầng tốt, diện tích mặt bằng hạn chế, không có nguy cơ sạt lở đất khi đào sâu, và mực nước ngầm sâu;
  • Cỡ của thiết bị được thiết kế trong giải từ 4.2m3 tới 50m3 và có hai loại riêng biệt áp dụng cho xử lý phân lợn/heo hoặc phân bò/trâu.
Và khi nào xây theo kiểu KT2 ?
  • Áp dụng tại nơi có địa tầng không tốt, diện tích mặt bằng rộng, khó có thể đào sâu, và mực nước ngầm nông;
  • Cỡ của thiết bị được thiết kế trong giải từ 4.3m3 tới 50m3 và có hai loại riêng biệt áp dụng cho xử lý phân lợn/heo hoặc phân bò/trâu.
Theo biogas.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay37,106
  • Tháng hiện tại904,617
  • Tổng lượt truy cập90,968,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây