Đối phó nguy cơ từ mầm bệnh
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và rác thải khác tồn đọng dưới đáy ao nuôi; hóa chất, kháng sinh tồn dư đọng lại mà không được xử lý. Đây là nơi sinh sống của vi sinh vật gây thối, có hại, sinh ra khí độc Amoniac, Nitrit, Hydrogen, Sunphua,.... Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, cùng nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật.
Vi sinh vật gây bệnh được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc gây bệnh cơ hội. Một khi sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong ao nuôi bị phá vỡ, các vi sinh vật có hại sẽ phát triển ồ ạt và sớm cộng hưởng với các yếu tố có hại khác để gây bệnh cho cá, tôm.
Chế phẩm sinh học giúp tăng năng suất, phẩm chất thủy sản - Ảnh: Phan Thanh Cường
Giải pháp khắc phục
Giải pháp khắc phục thực trạng trên đó là ứng dụng những dòng chế phẩm sinh học (CPSH) thế hệ mới nhằm cải thiện môi trường nước, tạo điều kiện cho thủy sản phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm chi phí đầu vào, giúp người dân vượt qua những giai đoạn khó khăn khi giá nông sản không ổn định. CPSH Vườn Sinh Thái được coi là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi.
Với các thành phần có trong chế phẩm như: các acid amin; các khoáng chất đa, vi lượng; các vitamin; men hoạt tính sinh học cùng với thành phần không thể thiếu trong các CPSH học đó là các chủng vi sinh vật hữu ích sẽ cải thiện môi trường nuôi, bổ sung dinh dưỡng và ức chế sự phát triển của các nhóm vi sinh vật gây hại cho vật nuôi thủy sản. Đặc biệt CPSH Vườn Sinh Thái là một sản phẩm sạch, không sinh độc tố, không gây bệnh cho vật chủ và không ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái môi trường.
CPSH Vườn Sinh Thái đối với nuôi trồng thủy sản có tác dụng chính: Bổ sung dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi thủy sản tăng trưởng tốt hơn; Cải tạo môi trường nước, giảm lượng hữu cơ bùn đáy; Hỗ trợ tôm, cá tiêu hóa thức ăn, nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng; Khống chế sinh học, thông qua hoạt động sinh trưởng và phát triển của các nhóm vi sinh vật có lợi, chúng có khả năng sinh trưởng nhanh, mạnh để cạnh tranh dinh dưỡng, năng lượng với các vi sinh vật có hại. Từ đó, làm cho các chủng vi sinh vật có hại giảm dần về số lượng và chủng loại.
Ngoài ra, một số dòng vi khuẩn có ích trong CPSH Vườn Sinh Thái còn có khả năng sinh ra các chất kháng khuẩn, ví dụ bacteriocin, để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong ao.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã