Học tập đạo đức HCM

Giống lúa lai 3 dòng Thanh Hoa 1

Thứ sáu - 21/06/2013 09:20
Sau 6 năm lăn lộn vì một giống lúa mới, Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đã chọn tạo thành công giống lúa lai 3 dòng Thanh Hoa 1 (tên thương mại là Thanh Hoa ưu 1) với nhiều ưu điểm vượt trội.

Năng suất cao

Bấy lâu nay, hầu hết các đơn vị nghiên cứu, SX, cung ứng giống lúa trên địa bàn cả nước đều mơ ước chọn tạo thành công giống lúa lai 3 dòng phục vụ nhu cầu SX của nông dân. Nhưng thành công thì ít, thất bại thì nhiều, buộc chúng ta gần như phải nhập khẩu 100% giống lúa lai 3 dòng từ Trung Quốc với giá cao ngất, nông dân nghèo khó tiếp cận.

Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đã chọn tạo thành công giống lúa lai 3 dòng Thanh Hoa 1, được coi là một trong những sản phẩm đầu tay minh chứng cho thành tựu vượt bậc về ứng dụng TBKT vào SX.

Tiếp xúc với Chủ tịch HĐQT Cty CP giống cây trồng Thanh Hóa ông Lê Đăng Khoa trong một buổi hội thảo về giống lúa, ông trút bầu tâm sự: Đầu năm 2005, UBND tỉnh giao cho Cty chúng tôi tập trung nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo để đưa ra một số tổ hợp lúa lai mới với các tiêu chí, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng và đặc biệt giá cả hạt giống phải thấp hơn các giống nhập khẩu từ Trung Quốc.


Ông Mai Bá Luyến (ngồi phía trước), PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa đánh giá cao về giống lúa lai 3 dòng Thanh Hoa 1

Trách nhiệm nặng nề đó buộc anh em toàn Cty phải vắt óc lên kế hoạch, đề xuất phương án nghiên cứu, thực hiện. Phải mất đến 4 năm trời chuẩn bị, đến vụ xuân 2009 Thanh Hoa 1 được khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia với 3 khu vực.

Đó là vùng đồng bằng sông Hồng (các tỉnh đại diện: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình), trung du miền núi phía Bắc (các tỉnh đại diện: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình) và Bắc Trung bộ (các tỉnh đại diện: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Song hành với việc khảo nghiệm mạng lưới Quốc gia, Cty cũng đã kết hợp các địa phương khảo nghiệm SX giống ở quy mô lớn hơn từ 0,2 - 5,2 ha nhằm đánh giá khách quan, chính xác về khả năng thích ứng, chống chịu sâu bệnh, cấu thành tiềm năng năng suất của giống Thanh Hoa 1.

Sau nhiều lần thành - bại, cuối cùng Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đã chinh phục được giống lúa lai 3 dòng Thanh Hoa 1.

Thành công rực rỡ

Ông Nguyễn Văn Thành, PGĐ Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa, người trực tiếp tham gia chọn tạo thành công giống lúa Thanh Hoa 1 cho biết: Đây là giống lúa lai 3 dòng được tạo ra từ tổ hợp lai dòng bố RS và dòng mẹ Nhị 32A.

Sau khi SX thành công hạt lai F1 (vụ mùa 2008), từ vụ xuân 2009 đến vụ mùa 2010 Cty chúng tôi triển khai khảo nghiệm SX diện rộng tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, lấy giống Nhị ưu 838 làm đối chứng. Năm 2011 đến nay bình quân mỗi năm Cty SX được 20 - 30 tấn giống phục vụ SX các mô hình và thực hiện SX thử với diện tích từ 900 - 1.000 ha.

Kết quả khảo nghiệm SX và SX thử cho thấy, tổ hợp giống Thanh Hoa 1 chịu rét ở giai đoạn mạ rất tốt; đẻ nhánh khỏe, chống chịu tốt với các bệnh khô vằn, rầy nâu, nhiễm nhẹ đạo ôn; TGST ngắn (vụ xuân 130 - 135 ngày, vụ mùa 110 - 115 ngày), tương đương Nhị ưu 838; thích ứng rộng với các chân đất, nhất là các chân ruộng chua mặn, trong khi Nhị ưu 838 không đáp ứng được.

Về năng sất, bình quân đạt từ 70 - 80 tạ/ha, một số địa phương thâm canh tốt đạt 90 tạ/ha (cao hơn đối chứng từ 10 - 15%); chất lượng gạo khá, gạo trắng, cơm mềm, tỷ lệ bạc bụng thấp.


Quá trình khảo nghiệm, SX thử cho thấy Thanh Hoa 1 vượt trội hơn hẳn giống đối chứng Nhị ưu 838 cả về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh

Nông dân Nguyễn Thành Nam, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) phấn khởi: “Đã dăm năm nay nhà tôi quen SX lúa lai Nhị ưu 838, cứ tưởng sẽ trung thành với giống lúa này mãi, nhưng từ ngày tham gia mô hình SX 3 sào lúa Thanh Hoa 1 của Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa tôi mừng rơn như “nhặt được vàng”. Giống lúa này không chỉ chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp nhiều loại đất mà còn cho năng suất thu hoạch cao hơn Nhị ưu 838 từ 60 - 80 kg/sào; chất lượng gạo cũng ngon hơn Nhị ưu 838 nên rất dễ bán”.

Đánh giá về giống Thanh Hoa 1, phát biểu tại một buổi hội thảo, ông Mai Bá Luyến, PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa nhấn mạnh: “Trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào SX, nhưng nguồn giống gần như phải nhập khẩu 100% từ Trung Quốc.

Việc Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa cho ra đời giống lúa lai 3 dòng Thanh Hoa 1 là một thành công lớn, sẽ là tiền đề giúp chúng ta chủ động được nguồn giống; giảm giá thành từ 15 - 20% so với giống nhập khẩu. Chúng tôi đề nghị Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) sớm công nhận chính thức giống lúa này để tỉnh đưa vào cơ cấu SX trong các mùa vụ tới”.

Cùng chung ý kiến với ông Luyến, đại diện lãnh đạo Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cho rằng: Thanh Hoa 1 là giống lúa có triển vọng với nhiều ưu điểm vượt trội, Trung tâm đánh giá cao thành tựu của Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa. Hy vọng Cty sẽ sớm hoàn tất thủ tục để sớm được công nhận giống chính thức.

 

+ Lúa lai Thanh Hoa 1 có thể gieo cấy được cả 2 vụ trong năm; TGST vụ xuân 130 - 135 ngày, vụ mùa 110 - 115 ngày; thích hợp với chân đất vàn, vàn thấp chủ động nước. Vụ xuân gieo mạ từ 10 - 25/1, cấy khi 3,5 - 4 lá; vụ mùa gieo mạ 25/5 - 10/6, cấy khi mạ 15 - 18 ngày tuổi; mật độ cấy 45 - 50 khóm/m2, mỗi khóm 1 - 2 dảnh.

Phân bón trên diện tích 1 sào Trung bộ 500 m2 gồm: Phân chuồng 500 - 600 kg; đạm urê 12 - 15 kg; lân supe 20 - 25 kg; kali clorua 8 -10 kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 40% đạm + 20% kali; bón thúc lần 1 khi lúa hồi xanh (40% đạm + 30% kali); bón thúc lần 2 khi lúa phân hóa đòng (trước trỗ 20 - 25 ngày), bón lượng đạm và kali còn lại.

+ Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa SX từ 250.000 - 255.000 ha lúa; trong đó diện tích lúa lai khoảng 130.000 - 140.000 ha (chiếm 55 - 65% tổng diện tích lúa cấy), lượng lúa giống lai phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 3.5000 - 4.000 tấn.

Thanh Nga
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại829,635
  • Tổng lượt truy cập90,893,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây