Học tập đạo đức HCM

Sản xuất lúa hữu cơ: Hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững

Thứ tư - 19/06/2013 22:01
Khi chất lượng cuộc sống nâng lên, việc đủ ăn không còn là vấn đề lo ngại, con người đang hướng đến sản phẩm gạo ngon, chất lượng và an toàn hơn. Hơn 1 thập kỷ đau đáu với đồng ruộng, mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) và cung ứng phân bón hữu cơ đã gặt hái được thành công, ghi dấu sự phát triển tất yếu của ngành sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, xanh sạch, an toàn và bền vững…

 

Trả lại sức sống cho đồng ruộng

Trên thực tế, sản xuất xanh không phải là vấn đề quá mới trong sản xuất nông nghiệp. “Lúa tốt vì phân”, từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng phân chuồng, phân xanh để bón cho đồng ruộng. Tuy nhiên, sự “bành trướng” của sản phẩm phân vô cơ và thuốc trừ sâu hóa học trong nhiều năm khiến nông nghiệp truyền thống dần bị lãng quên. Thậm chí, vì lợi nhuận, không ít người sản xuất lạm dụng phân bón hóa học một cách tràn lan. Hệ lụy là, không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng nông sản địa phương mà còn là tác nhân gây hại đến môi trường, chất đất, không khí và nguồn nước.

Sản xuất lúa hữu cơ: Hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững
Sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm đã đến Hà Tĩnh. Ảnh: Thu Oanh

Chọn chiến lược kinh doanh khác, suốt hơn 1 thập kỷ qua, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) vẫn thủy chung một mục tiêu lớn: sản xuất và cung cấp các loại phân bón hữu cơ, trả lại sức sống cho đồng ruộng. Sự tâm huyết và những nung nấu đã trở thành thực tiễn khi Tập đoàn cùng phối hợp với các nhà khoa học, cơ quan của Bộ NN&PTNT nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình sản xuất, sử dụng phân bón và các chế phẩm sinh học cho nhiều loại cây trồng trên mọi vùng miền đất nước. Hiện nay, Tập đoàn Quế Lâm là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam được tiếp nhận công nghệ sản xuất vi sinh và chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm cho biết, trong quá trình phát triển, lãnh đạo tập đoàn luôn xác định đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu. Trong đó, chú trọng phát triển công nghệ sinh học cũng như các công nghệ mới thân thiện với môi trường để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá trị hàng hóa gia tăng lớn, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, môi trường trong lành, bền vững. Theo ông Lam, điều thành công lớn nhất là sự chia sẻ, đồng hành của bà con nông dân vùng dự án trong việc hướng tư duy, nhận thức của người trồng lúa đến sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Bắt đầu từ Thừa Thiên Huế, mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ bén rễ trên đồng ruộng các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương và Hà Tĩnh. Đánh giá bước đầu, mô hình đã phát huy hiệu quả về năng suất, chất lượng và gia tăng hiệu quả kinh tế vượt trội so với đối chứng. Hơn thế, đồng ruộng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm thường giữ được độ phì nhiêu.

Đầu ra bền vững cho lúa gạo hàng hóa

Với sự đồng hành của Tập đoàn Quế Lâm, vụ xuân 2013 vừa qua, sản phẩm lúa gạo hữu cơ chính thức trở lại thị trường Hà Tĩnh. Thông qua hợp đồng khép kín từ quy trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, mô hình được triển khai tại 6 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ và TX Hồng Lĩnh với tổng diện tích gần 50 ha. Dù là “người mới đến”, nhưng mô hình đã không phụ lòng mong mỏi của bà con nông dân. Các loại giống canh tác theo phương pháp hữu cơ sử dụng phân bón vi sinh Quế Lâm đạt năng suất bình quân khoảng 58 tạ/ha. Đặc biệt, với mức đầu tư tương đương, mô hình này thu lợi nhuận cao hơn phương thức canh tác truyền thống 2,57 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, dự án hướng đến tiêu chí sản xuất an toàn, quan tâm đến chất lượng sức khỏe con người và thân thiện với môi trường sinh thái. Cuối vụ, dự án sẽ thu mua 100% sản lượng lúa với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm 10%. Bà Nguyễn Thị Nhâm - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Cẩm Thành cho biết: “Bước đầu, chúng tôi thực hiện trên diện tích 5 ha vùng nguyên liệu lúa hữu cơ. Không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chất diệt cỏ, Tập đoàn Quế Lâm đã giúp bà con nông dân làm quen với kỹ thuật canh tác mới, an toàn với người sản xuất, người sử dụng, đồng thời tạo đột phá trong sản xuất nhằm gia tăng chất lượng và hiệu quả kinh tế”.

Mấy năm lại nay, sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu giống, mùa vụ đã tạo ra bước ngoặt trong sản xuất lúa gạo tỉnh nhà. Sản phẩm hàng hóa đã được định hình với dòng giống chất lượng, tiềm năng năng suất. Để tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường, thiết nghĩ, sản xuất vùng nguyên liệu gạo hữu cơ là chiến lược phát triển bền vững, mở ra hướng đi mới, cách làm mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

 

Ông Phan Công Toàn - Phó phòng Nông nghiệp huyện Kỳ AnhSản xuất theo phương pháp hữu cơ lợi nhuận cao hơn 2,24 triệu đồng/ha

Vụ xuân 2013, huyện Kỳ Anh sản xuất 20 ha giống HT1 theo phương pháp hữu cơ sử dụng phân bón vi sinh Quế Lâm. Với mức đầu tư tương đương, lợi nhuận thu về tại mô hình cao hơn phương pháp canh tác truyền thống sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học 2,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, cây lúa vùng dự án sinh trưởng và phát triển cân đối; khả năng chống chịu sâu bệnh cao, đẻ nhánh khỏe, chất lượng gạo ngon, lại an toàn với người sử dụng.

Ông Lê Tiến Hùng - Trưởng ban dự án gạo hữu cơ Vĩnh Phúc:Nhân rộng mô hình lúa hữu cơ trên địa bàn

Để tăng hiệu quả dự án, tỉnh Vĩnh Phúc đã chọn 2 vùng trọng điểm lúa của địa phương tại thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) và xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) để thực hiện các mô hình lúa hữu cơ. Mỗi vùng có diện tích 30 ha với các loại giống BC15, RVT và giống DT 39 Quế Lâm nhằm tạo nên bức tranh đối sánh toàn diện nhất. Qua thực hiện, tất cả các loại giống sử dụng phương pháp hữu cơ đều đạt kết quả tốt. So với diện tích đối chứng, mô hình vượt trội nhiều lần cả về chất lượng, giá trị kinh tế và độ an toàn cho đất và môi trường. Qua đó, chúng tôi đang đề nghị tỉnh tiếp tục nhân rộng diện tích lúa hữu cơ trên địa bàn.


Nguyễn Oanh - Chính Thu
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: hữu cơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại828,994
  • Tổng lượt truy cập90,892,387
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây