Học tập đạo đức HCM

Đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống

Thứ ba - 17/11/2020 02:17
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất, đời sống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc là xu thế tất yếu hiện nay. Dù còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho nhiệm vụ KHCN chưa nhiều nhưng những năm qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển KHCN, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.


Nuôi cấy mô là một trong những mô hình sản xuất tiên tiến đã được xây dựng, đưa vào áp dụng tại địa bàn

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh ta có 6 chương trình KHCN trọng điểm về các lĩnh vực. Nổi bật là lĩnh vực khoa học nông nghiệp chương trình ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển ứng dụng công nghệ cao. Trong đó có 7 đề tài được thực hiện tại vùng cam Cao phong như: Phục tráng và xác định cây đầu dòng giống cam Xã Đoài, xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp; Trồng thử nghiệm một số giống cam quýt từ đó lựa chọn được một số giống cam, quýt chín sớn như (quýt Ôn châu, cam CS1, xã Đoài lùn mà hiện nay sản lượng chiếm 30%);  Xây dựng mô hình tưới nước bằng công nghệ Israel để tiếp kiệm nước, phân bón, tăng năng xuất, chất lượng cam quả… Kể từ khi có chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, giá trị sản phẩm được tăng lên rõ rệt. Đến nay, cả nước đã biết đến cam Cao Phong, từng bước đưa Cam Cao phong là sản phẩm Quốc gia như Vải Lục Ngạn, Nhãn lồng Hưng Yên, Nho Ninh Thuận... Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đã được xây dựng, nhiều công nghệ, kỹ thuật tiến bộ đã được chuyển giao vào địa bàn. Với diện tích gần 4.000 ha hàng năm, cây mía tím là cây trồng chủ lực của tỉnh Hòa Bình, là cây xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian qua Sở KH&CN tỉnh đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây mía tím như: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Mía tím Hòa bình” cho sản phẩm mía tím của tỉnh Hòa Bình; Bảo tồn, phục tráng và phát triển giống mía tím của tỉnh Hòa Bình; Bảo tồn nguồn gen “Mía tím Hòa Bình”. Kết quả đã phục tráng được giống mía tím, bảo tồn nguồn gen và làm chủ được công nghệ nuôi cấy mô, đã cung cấp cho người dân hơn 40 vạn cây giống đảm bảo chất lượng, giúp tăng năng suất, chất lượng cho giống mía từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Trong lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống thành công giống lúa MDD1. Đây là thương hiệu giống lúa đầu tiên (và duy nhất đến thời điểm này) sản xuất tại tỉnh ta được công nhận là giống quốc gia. Ngoài ra, lĩnh vực chăn nuôi thực hiện thành công các mô hình cá bỗng, cá trắm đen, cá tầm trên lòng hồ Sông Đà hay bảo tồn gen giống gà Lạc Thủy…

Hoạt động KHCN được đổi mới theo hướng ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác nghiên cứu khoa học đã phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Nhờ vậy, 70% số nhiệm vụ KHCN được ứng dụng, duy trì và nhân rộng, qua đó, góp phần quan trọng thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế, xã hội nông thôn và miền núi. Trong những năm qua có 183 thương hiệu được đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho các nhóm sản phẩm, dịch vụ, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông sản, dịch vụ, y dược học. Trong đó, số lượng sản phẩm đặc sản, truyền thống gắn với tên địa danh của tỉnh Hòa Bình được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ có 13 sản phẩm gồm 01 Chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong) và 12 Nhãn hiệu tập thể (Rượu cần Hòa Bình, Mía tím Hòa Bình, dệt thổ cẩm của huyện Mai Châu, Hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày và rau hữu cơ của huyện Lương Sơn, Bưởi đỏ Tân Lạc, Cam Lạc Thủy, Nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, Su su Tân Lạc, Gà Lạc Sơn, Mật ong Hòa Bình, Cá Tôm-Sông Đà). Thông qua việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã mang lại cho các người dân, doanh nghiệp giá trị kinh tế cao như hình ảnh được quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra công chúng, phát triển và khẳng định thương hiệu độc quyền của mình trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương. Hiện nay có một số sản phẩm đang trong quá trình triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể như: sản phẩm quýt Nam Sơn - Tân Lạc, Hồng bì Kỳ Sơn, Khoai Phúc Sạn (Mai Châu)…Qua đó, đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, đồng thời đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng và thị trường trong, ngoài tỉnh.

Với sự quan tâm đầu tư thoả đáng của tỉnh trong việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất đã tạo ra được bước đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và các lĩnh vực khác.

Để chủ động ứng dụng KH&CN trong cuộc sống, thời gian tới ngành KH&CN tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2020-2025 và các năm tiếp theo; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để huy động tối đa nguồn lực, nhất là chính sách hỗ trợ pháp lý, tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đối với các đề tài, dự án KH&CN; nâng cao chất lượng các hội đồng thẩm định, nghiệm thu các đề tài đề án; tăng cường phương thức đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đẩy nhanh quá trình thương mại hóa công nghệ từ kết quả nghiên cứu đề tài vào thực tiễn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Để các nhiệm vụ KHCN được ứng dụng vào thực tiễn, ngành KH&CN sẽ tiếp tục đổi mới công tác KHCN; thực hiện cơ chế đặt hàng, ưu tiên những nhiệm vụ được hình thành từ cơ sở, có địa chỉ ứng dụng, có sự tham gia của “bốn nhà”; lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm ứng dụng tiến bộ khoa học tạo sự đột phá, có tác động ngay và trực tiếp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đổi mới công tác tư vấn công nghệ một số ngành sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm địa phương; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh về KHCN./.


Lê Thùy- CTTĐT Hòa Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay21,293
  • Tháng hiện tại1,000,918
  • Tổng lượt truy cập91,064,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây