Sáng 26/11, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh tổ chức hội thảo ứng dụng chế phẩm nấm xanh Metarhizium phòng trừ sâu rệp hại cây trồng.
Nhằm sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, giảm thuốc hoá học, năm 2018, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh thực hiện dự án nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nấm ký sinh (Metarhizium) để quản lý rầy nâu hại lúa và phòng trừ sâu, rệp hại rau màu, cây ăn quả tại Hà Tĩnh.
Bà Thuý Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (chủ trì đề tài): Bào tử nấm sau khi tiếp xúc với côn trùng sẽ nẩy mầm thành sợi nấm. Sợi nấm sẽ xâm nhập vào biểu bì và phát triển bên trong cơ thế, giết chết côn trùng.
Sau 2 năm, từ 20 chủng nấm được thu thập và phân lập, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 5 chủng nấm có tiềm năng để sản xuất. Hiện tại, Trung tâm đã hoàn thiện các công thức phù hợp nhất để nhân giống và sản xuất.
Đồng thời, đơn vị sản xuất thực tế 500 kg chế phẩm sử dụng trên các mô hình thử nghiệm tại các xã Nam Điền, Tượng Sơn (huyện Thạch Hà).
Ông Lê Đăng Truyền – người dân xã Nam Điền, Thạch Hà: Trang trại chúng tôi bị sâu hại, rệp tàn phá rất nghiêm trọng, gần như không còn cách phòng trừ. Khi biết đến chế phẩm nấm xanh, tôi đã dùng thử. Kết quả trang trại thay đổi hẳn sau 10 ngày sử dụng. Từ đó tôi tin dùng chế phẩm này đến nay.
Kết quả thử nghiệm trên mô hình cây rau tại xã Tượng Sơn cho thấy, chế phẩm có hiệu lực trừ sâu hại đạt gần 78%. Tương tự, kết quả trên cây ăn quả tại xã Nam Điền đạt trên 75% sau 10 ngày xử lý.
Sản phẩm sinh học Metarhizium anisoppliae.
Nấm ký sinh tiêu diệt được khoảng 80% sâu hại trên cây ăn quả tại mô hình trang trại ở xã Nam Điền (huyện Thạch Hà).
Tại hội thảo, các đại biểu là nông dân trực tiếp tham gia mô hình thử nghiệm đánh giá cao tính hiệu quả của chế phẩm nấm xanh Metarhizium. Ngoài ra, nông dân cũng đề nghị Trung tâm hoàn thiện sản phẩm, sản xuất đại trà, và xây dựng hướng dẫn sử dụng thuận tiện, sớm ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Tống Phong – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT): Đề tài đã phát huy hiệu quả nhưng cần nghiên cứu, đánh giá với quy mô lớn hơn, trên nhiều đối tượng cây trồng, đặc biệt là cây lúa.
Kết quả đánh giá đề tài cho thấy, sử dụng chế phẩm sinh học Metarhizium anisoppliae để trừ sâu, rệp hại rau và cây ăn quả làm giảm chi phí sử dụng thuốc hoá học khoảng 2,5 - 3 lần.
Ngoài ra còn mang hiệu quả tích cực khác như không gây ảnh hưởng đến hệ thiên địch trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch.
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã