Học tập đạo đức HCM

Phát triển kinh tế từ nghề trồng nấm

Thứ tư - 30/10/2024 03:08
Với sự năng động, nhạy bén, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gia đình chị Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh đã thành công với mô hình trồng nấm, không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Đến với nghề trồng nấm đã gần 5 năm, nhưng những năm đầu khi mới triển khai thực hiện, kinh nghiệm chưa có nên chị Bùi Thị Anh đã không ít lần thất bại. Với ý chí quyết tâm, sự kiên trì chịu khó học hỏi  chị Anh đã dần làm chủ được quy trình và sản xuất ngày càng  hiệu quả.
Chị Bùi Thị Anh cho biết: Nhận thấy nấm sò, mộc nhĩ là những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng những sản phẩm này được bày bán ở chợ chủ yếu nhập từ các nơi khác về. Với suy nghĩ vì sao những vùng khác người dân sản xuất được mà địa phương mình không, trong khi các nguyên liệu trồng nấm dễ kiếm nên tôi đã bắt đầu tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng nấm. 
hinh 1 1
 Mỗi năm, cơ sở sản xuất nấm của chị Bùi Thị Anh cung cấp 10 tấn nấm sò và 15.000 -20.000 bịch phôi.
Năm 2020, qua tìm hiểu chị Anh đã đến Trung tâm nghiên cứu phát triển nấm và Tài nguyên sinh vật (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh) mua 10 bịch phôi nấm về treo. Dù đã tìm hiểu khá kỹ về quy trình chăm sóc nhưng lứa nấm đầu tiên đã cho kết quả không như mong đợi. Các nụ nấm còi cọc, một số bị nấm bệnh tấn công, sản lượng đạt thấp.  Tuy vậy, chị đã không nản chí mà xem đó là bài học kinh nghiệm để tiếp tục cho những lần sau.
Chính suy nghĩ đó, cùng với sự kiên trì, chịu khó, nhạy bén trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, những lứa nấm tiếp theo dần được cải thiện và cho sản phầm tốt hơn. Sau gần 2 năm “dùi mài kinh sử”,  từ việc chỉ mua bịch phôi về treo thì cơ sở sản xuất nấm của chị Anh đã nuôi trồng thành công vừa nhân được giống nấm để chủ động trong sản xuất vừa cung cấp bịch phôi cho nhiều hộ dân có nhu cầu.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, ngoài xưởng sản xuất nấm 500m2 trước đó, đầu năm 2024, cơ sở đã mở rộng thêm một nhà xưởng 800m2 chuyên treo bịch phôi. Nhà xưởng được đầu tư bài bản với các giàn treo bằng sắt kiên cố, giàn hấp bịch phôi,  kho lạnh bảo quản nấm cùng nhiều máy móc thiết bị được đầu tư để xây dựng một quy trình khép kín, quy mô gần 100 tấn nguyên liệu/năm, cách làm này  giúp tăng nắng suất  và giảm công lao động, từ đó giảm được chi phí.
hinh 2 2
 Sản phẩm chủ yếu là nấm sò trắng và nấm sò xám đảm bảo chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo chị Anh,  trồng nấm không quá phức tạp, nhưng nếu không nắm rõ quy trình kỹ thuật thì khó thành công. Bởi thế trong sản xuất chị Anh  luôn tuân thủ từng công đoạn, từ nguyên vật liệu, giống, sấy hấp, chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm, các tiêu chí về nhiệt độ, ánh sáng.
Quá trình trồng đến khi thu hoạch không sử dụng thuốc kích thích, chất bảo quản, nước tưới phải đảm bảo sạch nên  loại bỏ được sâu bệnh ngay từ đầu, sản phẩm cung cấp ra thị trường luôn sạch, an toàn vệ sinh.
Hiện nay, sản phẩm chính của cơ sở là nấm sò trắng và nấm sò xám. Với 20.000 bịch, mỗi năm cho thu 10 tấn nấm sò. Ngoài ra, mỗi năm cơ sở còn xuất bán 15.000-20.000 bịch phôi cho các hộ dân có nhu cầu.
Theo tính toán của chị Anh, với giá bán hiện nay 40.000 - 45.000 đồng/kg nấm sò và 7000-8000 đồng/bịch phôi nấm, mỗi năm gia đình có thu nhập trên 250 triệu đồng. Điều đáng nói, sản phẩm nấm sò tại cơ sở chị Anh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được nhiều khách hàng tin tưởng đặt mua. Hiện cơ sở trồng nấm của chị Anh đang tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với mức lương khoảng 5 triệu/người/tháng và nhiều lao động thời vụ.
hinh 3 3
 Mô hình trồng nấm của gia đình chị Anh còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
“Tới đây, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống tưới nước tự động, sản xuất thêm các loại nấm có giá trị kinh tế cao như nấm Linh chi, nấm lim xanh, đồng thời, tìm hiểu thêm thông tin, nghiên cứu các phương pháp mới theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu thị trường.”. Chị Anh chia sẻ thêm.
Tích luỹ được kinh nghiệm, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiếp cận mô hình mới đã giúp gia đình chị Bùi Thị Anh xây dựng thành công mô hình trồng nấm cho hiệu quả kinh tế cao ngay trên mảnh đất quê hương.
Ông Phan Chí Nguyện, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Bắc cho biết: Chính quyền địa phương đánh giá cao mô hình trồng nấm của gia đình chị Bùi Thị Anh bởi đây là mô hình có quy mô lớn đầu tiên của xã và đem lại hiệu quả cao, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Hiện UBND xã đang hỗ trợ hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để xây dựng sản phẩm nấm của cơ sở chị Anh tham gia chương trình sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2024. Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn các cấp tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm cho bà con, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bà tiếp cận các nguồn vốn phát triển các mô hình sản xuất, trong đó sẽ khuyến khích bà con nhân rộng phát triển mô hình trồng nấm, nâng cao thu nhập.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay30,667
  • Tháng hiện tại688,736
  • Tổng lượt truy cập90,752,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây