Có rất nhiều công ty trên thế giới đã sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, tại châu Âu, thức ăn chăn nuôi từ côn trùng vẫn bị cấm theo quy định PAP (protein được chế biến từ động vật) sau khi dịch bò điên bùng phát cách đây một thập kỷ. Tới nay, chỉ có côn trùng sống và dầu côn trùng đã qua chế biến được sử dụng làm nguyên liệu thức ăn. Tiến sĩ Teun Veldkamp, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Wageningen cho biết, một công ty ở Hà Lan đã sử dụng bột và dầu côn trùng làm thức ăn cho heo con cai sữa cách đây 2 năm. Về lâu dài, các chuyên gia kỳ vọng protein côn trùng, trừ dầu côn trùng có thể trở thành nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lý tưởng cho ngành gia cầm.
Thực tế, protein côn trùng đang được sử dụng làm thức ăn thủy sản và thú cưng. Theo Tiến sĩ Veldkamp, protein côn trùng là một sự thay thế hoàn hảo cho bột cá, chúng có giá trị dinh dưỡng không thua kém các loại protein đang được sử dụng hiện nay. Hiện, ấu trùng côn trùng sống có thể được sử dụng làm thức ăn gia cầm nếu đảm bảo các điều kiện chất lượng nghiêm ngặt, tuy nhiên quá trình chế biến vẫn bị hạn chế.
Năm 2017, Wageningen đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm in vitro trong phòng thí nghiệm. Cuối năm 2017, đơn vị này bắt đầu xây dựng lý thuyết nghiên cứu về côn trùng trong lĩnh vực thức ăn gia cầm, chủ yếu được thực hiện tại châu Á. Công trình nghiên cứu chưa hoàn thành nhưng hứa hẹn sẽ mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm. Wageningen đặt trọng tâm nghiên cứu vào thành phần chức năng của các chất tìm thấy trong côn trùng gồm chitin, chitosan, dipeptides và axit lauric. Trên cơ sở lý thuyết, 4 chất này sẽ tạo tác động tích cực lên hệ miễn dịch gia cầm. Sử dụng các chất này trong thức ăn chăn nuôi có thể giúp gia cầm khỏe mạnh hơn và giảm sử dụng kháng sinh. Wageningen sẽ mở rộng nghiên cứu vào nửa cuối năm 2018 để tìm ra ra nhiều chất khác có trong côn trùng có thể làm tăng cường hệ miễn dịch ở gia cầm.
Theo Veldkamp, dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào nửa cuối năm 2018, Wageningen sẽ lựa chọn một số chất trong côn trùng để tiến hành phân tích thực tế tại cơ sở của Cargill. Ban đầu, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm trên gà thịt để đánh giá khả năng cải thiện miễn dịch. Ruồi lính đen là một trong những loại côn trùng thích hợp nhất để nuôi công nghiệp ở vùng bản xứ với khí hậu cận nhiệt đới hoặc một số quốc gia Nam Âu. Lợi ích lớn nhất của ruồi là tính bền vững vì sinh sản nhanh và chỉ cần ăn các loại rác thải thực phẩm khác nhau.
Qua dự án: “Thức ăn cải tiến từ côn trùng - thành phần chức năng và an toàn thực phẩm”, Veldkamp và nhóm nghiên cứu đã tìm ra các dưỡng chất đặc biệt trong côn trùng có tác động tích cực lên hệ miễn dịch của gia cầm. “Nếu tìm ra quy trình tách chiết thành công các chất nói trên, chúng tôi sẽ tạo nguồn cung sẵn có để phục vụ ngành chế biến thức ăn bền vững. Những sản phẩm côn trùng nói trên sẽ góp phần gia tăng giá trị cho ngành chăn nuôi trên thế giới, Veldkamp chia sẻ. Trước mắt, Wageningen đặt mục tiêu sản xuất một lượng protein cho các nhóm gia cầm riêng biệt gồm vật nuôi còn non, yếu hoặc con giống, sau khi thu được nhiều tín hiệu tích cực mới tiến hành chiến lược thu hút đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.
Mi Lan
(Theo Worldpoultry)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã