Học tập đạo đức HCM

Để chính sách hỗ trợ đến tay nông dân

Thứ sáu - 26/07/2013 06:03
Trong những năm qua, TP Hà Nội đã có những chính sách tích cực hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mặc dù vậy, đến nay, nhiều chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống.
 
 
 Tại buổi giao lưu trực tuyến "Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012 - 2016" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều 25/7, đại diện các sở, ngành của TP đã tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc của người dân xung quanh vấn đề này.
 
Địa phương còn thiếu trách nhiệm

Ngày 6/7/2012, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016. Trong đó, hỗ trợ nhiều nội dung như dồn điền đổi thửa (DĐĐT); cơ giới hóa nông nghiệp; xây dựng đường giao thông nông thôn; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến, bảo quản nông sản... Đến nay, đã hơn một năm quyết định này có hiệu lực, nhưng nhiều nông dân khu vực ngoại thành vẫn chưa biết đến và tiếp cận được chính sách hỗ trợ của TP.


Quang cảnh buổi giao lưu tại báo Kinh tế & Đô thị. Ảnh: Thanh Hải

Ông Nguyễn Đắc Hưng (huyện Gia Lâm) đặt câu hỏi: "Hà Nội đang triển khai rầm rộ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng ở thôn tôi chưa thấy có hoạt động nào đáng kể. Vậy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước bao giờ mới đến lượt chúng tôi? Việc chậm phổ biến, triển khai các chính sách này, ai phải chịu trách nhiệm?". Trước băn khoăn này, ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội thẳng thắn cho biết, trong năm 2012, TP đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho hơn 30.000 cán bộ trong Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp. Trong đó, tại mỗi huyện, thị xã là 50 cán bộ, mỗi xã 21 cán bộ, mỗi thôn 10 cán bộ. Ngoài ra, còn đăng tải quyết định này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, việc người dân chưa biết đến chính sách hỗ trợ là do địa phương chưa làm hết trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến tới người dân.

Một vấn đề rất nhiều nông dân quan tâm là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT. Theo Quyết định 16, TP sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT. Tuy nhiên, cho đến nay, việc triển khai nội dung này vẫn còn khá chậm. Theo ông Chu Mạnh Tuấn - Trưởng phòng Pháp chế, Sở TN&MT Hà Nội, hiện Sở đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện. Do đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT chậm là do công tác phối hợp giữa huyện và xã, nhất là các phòng, ban chức năng của huyện chưa thực sự vào cuộc. Thời gian tới, Sở TN&MT sẽ đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc công việc này tại các huyện, thị xã.

Đơn giản hóa thủ tục
Chính sách hỗ trợ của TP đã có, song thực tế, nhiều nông dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ do thủ tục còn rườm rà. Ông Lê Văn Quang (huyện Phú Xuyên) băn khoăn: "Tôi muốn mua một chiếc máy gặt đập liên hợp để làm dịch vụ tại địa phương. Tôi nghe nói, TP có hỗ trợ nhưng thông qua lãi suất vay ngân hàng nên việc vay vốn vẫn rất khó khăn". Giải thích thắc mắc này, ông Lê Thiết Cương cho biết, theo Quyết định 16, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi mua các loại máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn tín dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT. Thời hạn hỗ trợ tối đa là 3 năm, mức vốn vay tối đa được hỗ trợ lãi suất 100% giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào làm hồ sơ vay vốn mua máy móc. Ông Cương cho biết thêm, việc hỗ trợ mua máy móc cơ giới hóa nông nghiệp được Sở NN&PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phụ trách. Do vậy, người dân có nhu cầu mua máy móc cơ giới hóa nông nghiệp có thể đến đơn vị này để được hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục vay vốn.

Ngoài khó khăn về thủ tục vay vốn, vấn đề đảm bảo công bằng giữa các địa phương khi được nhận hỗ trợ cũng là mối quan tâm lớn của độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến. Trước những thắc mắc này, ông Nguyễn Xuân Hưng - Trưởng phòng Quản lý ngân sách quận, huyện, xã, phường, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, chủ trương của TP trong việc phân bổ kinh phí hỗ trợ từ ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên các xã có khối lượng và tích cực thực hiện, các xã điểm của TP và các xã đăng ký phấn đấu hoàn thành sớm chương trình xây dựng NTM… Cơ chế này đảm bảo công bằng với tất cả người dân và địa phương.

Phát huy nội lực
Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, việc người dân tham gia đóng góp nguồn lực là cần thiết. Tuy nhiên, theo một số ý kiến gửi về báo Kinh tế & Đô thị tại buổi giao lưu, trong cơ cấu nguồn lực xây dựng NTM, phần đóng góp của người dân chiếm 10% có phần "quá sức" với nông dân. Trả lời vấn đề này, ông Lê Thiết Cương cho rằng, trong quá trình xây dựng NTM, người dân đóng vai trò là chủ thể, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Hơn nữa, vốn đóng góp của người dân là 10% nhưng không phải hoàn toàn bằng tiền mặt mà có nhiều hình thức như góp công sức, vật liệu, hiến đất...

Việc người dân đóng góp công sức của mình vào xây dựng những công trình như điện, đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, đường làng ngõ xóm... sẽ giúp cho mỗi người quý trọng và có trách nhiệm hơn trong vận hành, sử dụng công trình đó. Chính vì vậy, các huyện, xã cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tham gia xây dựng NTM thì chương trình này mới bền vững. Đồng thời tích cực thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay, kinh phí xây dựng NTM của các xã chủ yếu phụ thuộc vào bán đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, phần lớn các xã đều không thực hiện đấu giá được hoặc đấu giá đạt thấp. Ông Chu Mạnh Tuấn chia sẻ, giải pháp để tháo gỡ vấn đề này là các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Nguồn thu từ việc này có thể coi là nguồn lực bổ sung thay thế nguồn lực từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Giải bài toán nợ đọng
Kết quả giám sát của các đoàn công tác TP tại một số huyện, thị xã cho thấy, hiện nay, nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM chủ yếu là nguồn ngân sách Nhà nước, chiếm 87,4% tổng kế hoạch vốn bố trí thực hiện các chương trình dự án, vốn huy động đóng góp của người dân và doanh nghiệp thấp (chiếm 3 - 5%).
Hiện nay, nhiều địa phương khi xây dựng NTM đang gặp khó khăn do nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, việc hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn theo Quyết định 16 đã đi vào lòng dân. Nhiều địa phương có quyết tâm chính trị rất cao, tuyên truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp tại địa phương đóng góp, ứng trước vật tư để xây dựng đường. Có địa phương thực hiện đạt tới 200% kế hoạch, trong khi nguồn hỗ trợ của TP chưa có. Vì vậy, nợ đọng là điều tất yếu.

Để tháo gỡ khó khăn này, các địa phương cần tập trung vào các tiêu chí cần ít nguồn lực như môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự... Còn các nội dung khác liên quan đến đầu tư thì triển khai sau khi có nguồn lực. Đặc biệt, khi tiến hành DĐĐT, xây dựng đường giao thông nông thôn, nội đồng không nhất thiết là bê tông hóa tất cả các tuyến đường, mà cần lựa chọn các đường trục chính để thực hiện, căn cứ vào thực tế của địa phương.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Xuân Hưng, TP đã chỉ đạo các huyện, thị xã tổng hợp, đánh giá kết quả huy động và bố trí kế hoạch vốn xây dựng cơ bản trong những năm qua. Trên cơ sở tổng mức đầu tư của đề án, số lượng các dự án, công trình để phân kỳ thực hiện đầu tư dần qua các năm và xác định rõ trách nhiệm từng cấp ngân sách theo cơ cấu nguồn vốn trong đề án xây dựng NTM của xã để chủ động xử lý nợ. Các địa phương cần lựa chọn các dự án cấp thiết để ưu tiên đầu tư, tránh dàn trải dẫn đến nợ đọng trong xây dựng cơ bản. 
Thiên Tú
Theo ktdt.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại650,531
  • Tổng lượt truy cập91,824,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây