Theo các chuyên gia, ngành hàng thủy sản của Việt Nam đang chịu nhiều sức ép, trong đó có tác động từ “Chương trình giám sát cá da trơn” theo Đạo luật Farmbill của Mỹ sẽ áp dụng vào tháng 9/2017... Trước tình hình khó khăn như hiện nay, bản thân DN muốn thành công phải đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Theo đó, DN phải cải thiện hệ thống quản trị chất lượng như nhân lực, thiết bị kiểm tra, nhận diện rủi ro an toàn thực phẩm của DN tư nhân lẫn cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành hàng cá tra.
Bên cạnh đó, cần có chiến lược dài hạn, phải có sự hợp tác giữa các DN, thậm chí là kết hợp đàm phán cấp Chính phủ. Như vậy, chiến lược của các DN thủy sản Việt Nam là phải chủ động đối phó với các vấn đề rủi ro. Trong đó bao gồm những rủi ro mang tính quốc gia, ngành hàng như: chống bán phá giá, Đạo luật nông nghiệp của Hoa Kỳ (Farmbill). Đồng thời, DN phải phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics, đơn vị kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm, công ty thu hồi nợ...
Ông Võ Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết: “Sự thay đổi của Chính phủ Hoa Kỳ, diễn biến phức tạp của châu Âu cũng như sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng cá tra xuất khẩu. Bên cạnh các chính sách kinh tế diễn biến phức tạp, các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm được đặt ra ngày càng cao. Sản phẩm thủy sản của DN Việt Nam còn chịu sức ép cạnh tranh với các DN quốc tế khác”.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, tính đến ngày 15/2/2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 164 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường Mỹ, EU, ASEAN giảm so với cùng kỳ năm 2016 trong khi thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Brazil, Mexico tăng so với cùng kỳ. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tăng 58% so với cùng kỳ và chiếm 16,7% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Nguồn: Báo Đồng Tháp Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã