Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi số là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt

Chủ nhật - 09/05/2021 05:14
Trong khuôn khổ Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 đã diễn ra Hội nghị về Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là hoạt động thiết thực để các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Nền nông nghiệp Việt đã chuyển hướng

Việt Nam hiện là đất nước nông nghiệp với khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13.96% trong GDP. Mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị vẫn luôn là "căn bệnh trầm kha" của nền nông nghiệp Việt Nam.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản Việt bế tắc, những thị trường xuất khẩu lớn Trung Quốc, EU, Mỹ đóng băng cộng thêm tác động kép của hạn hán + xâm nhập mặn + bão lũ, nền nông nghiệp Việt Nam chứng kiến cảnh nông dân mất mùa, doanh nghiệp phá sản và hàng loạt khó khăn trước mắt.

Chuyển đổi số là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt - Ảnh 1.

Phiên thảo luận tại Hội nghị Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, Chuyển đổi số được xem là "thang thuốc" hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt. Câu chuyện Chuyển đổi số được nhắc đến không chỉ như một xu thế ngắn hạn mà là một hành trình xuyên suốt liền mạch để thay đổi bộ mặt nền ông nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Vụ khoa học công nghệ và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhiều các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực, đồng thời nêu một số ứng dụng công nghệ đang được triển khai trong ngành nông nghiệp.

Trong ngành trồng trọt, công nghệ IOT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số như phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy suất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực…

Trong ngành chăn nuôi, công nghệ IOT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đoàn TH TrueMilk và Công ty Vinamilk.

 

​​​​​​ 

Trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ DND mã mạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng...
 

Trong thủy sản cũng chuyển đổi số mạnh mẽ như việc sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh; máy thu lưới vây (đứng); hệ thống thu-thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

Ngành nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ biofloc, công nghệ nano, công nghệ nuôi lồng trên biển, công nghệ nuôi cá nước lạnh.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của tôm nuôi. Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến thủy sản từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất..., giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản...

Tính tất yếu phải tiến hành nông nghiệp thông minh

Chuyển đổi số là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt - Ảnh 3.

Từ trái sang: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam Trương Gia Bình, Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar thảo luận tại Hội nghị Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, liên tục trong nhiều thập niên qua, thế giới có 10% thiếu đói trong tình thế dân số liên tục tăng.

Thị trường nông sản trên toàn cầu rất lớn, tương đương công nghệ ô tô và IT cộng lại. Vì thế, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, mang lại giá trị công nghệ trong nông nghiệp cao là việc tất yếu.

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, các doanh nghiệp Lâm Đồng đang tập trung chuyển đổi mạnh ở nông nghiệp thông minh.

Nếu trước đây không có các thiết bị cảm ứng thì người nông dân sẽ thường xuyên phải ra đo đạc nhưng giờ chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể điều khiển. "Với công nghệ tưới thông minh, chủ trang trại có thể chủ động không gian và thời gian. Chủ trang trại có thể đi dự hội thảo này và thực hiện tưới cây cùng lúc", ông Phạm S nói.

Để chuyển đổi số trong nông nghiệp, ông Phạm S đề xuất: "Các chính sách được ban hành cần phù hợp với thực tiễn sản xuất, có "tính thực tiễn cao" nhằm huy động các nguồn lực để phát triển đồng bộ, toàn diện nông nghiệp thông minh 4.0, từ đó chủ động đầu tư công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái và quy mô sản xuất để tạo ra một luồng sinh khí mới.

Cũng theo TS Phạm S, Việt Nam cần có nhiều doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số phát triển nông nghiệp thông minh với quy mô lớn, tạo ra nhiều nông sản có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, để khai thác lợi thế tiềm năng thế mạnh của địa phương; sản xuất nông sản an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Làm thế nào để chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công?

Trong phiên thảo luận tại Hội nghị, khi được hỏi chọn điều quan trọng nhất trong chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, ông Hà Thái Bảo, Phó Tổng giám đôc Công ty Công nghệ thông tin VNPT chọn nhóm giải pháp tập trung xây dựng chuyển đổi số cho cơ quan nhà nước. "Lý do là làm việc gì cũng phải bắt đầu từ cơ quan quản lý, từ lãnh đạo trước", ông Hà Thái Bảo cho hay.

Ông Phan Minh Thông, CEO Công ty CP Phúc Sinh cho rằng để chuyển đổi số thành công, đầu tư vào tư duy cho người dân là quan trọng nhất. "Nếu có tư duy tốt, có các chương trình phát triển tư duy trực tiếp cho người dân, cứ cho 1 triệu người thì có khoảng 10 nghìn người áp dụng tư duy chuyển đổi số thì cũng thay đổi cả triệu người", ông Thông lý giải.

Còn ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói: "Chúng ta có chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong chuyển đổi số. Tuy nhiên, để thực hiện được nó và đến được đích cuối cùng là người dân, người tiêu dùng thì các chính sách cần thiết thực hơn và thực sự đem đến hiệu quả".

Về vấn đề này, ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam cho rằng cần sự kết hợp của cả chính sách và trình độ dân trí để chuyển đổi số thành công trong nông nghiệp.

Theo TS Phạm S, để bảo đảm chuyển đổi số trong nông nghiệp thì cần đi ngay, đi nhanh và đi chính xác. "Do đó, điều tôi mong muốn nhất là doanh nhân, nông dân Việt Nam tiếp cận được chuyển đổi số. Hội tụ chuyển đổi số nông nghiệp không chỉ trong nước mà toàn cầu".

"Tôi mong muốn sự hợp tác. Quan điểm tư vấn của Tập đoàn FPT thì chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là một việc lớn nên không làm một mình. Chỉ có sự chung tay của nhà nước, doanh nghiệp thì mới có thể làm đúng, làm nhanh", ông Nguyễn Trường Hiệp, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số Tập đoàn FPT bày tỏ quan điểm.

Còn ông Thân Văn Hùng. Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam mong muốn chính phủ Việt Nam đứng ra tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp số để cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. "Hiệp hội đã đầu tư nhiều về nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ và thấy được nhu cầu ứng dụng số hóa vào doanh nghiệp rất cần thiết. Đầu tư số hóa thì doanh nghiệp được hưởng lợi rồi sau đó là nông dân được hưởng lợi", ông Hùng chia sẻ.
https://danviet.vn/chuyen-doi-so-la-thang-thuoc-hieu-qua-cho-tuong-lai-nong-nghiep-viet-20210507174536982.htm

 

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay29,255
  • Tháng hiện tại687,324
  • Tổng lượt truy cập90,750,717
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây