Cam bù được trồng chủ yếu ở 3 huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, với diện tích lên tới hàng trăm nghìn ha. Quả cam bù hình cầu, vỏ nhẵn và dày, trọng lượng trung bình 300g/quả. Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, quả có màu vàng đỏ, nhiều nước.
Không như các giống cam khác, cam bù là giống chín muộn, chín đúng vào dịp tết nguyên đán nên giá trị kinh tế rất cao.
Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy, huyện Hương Khê cho biết, toàn xã có khoảng 80ha cam, trong đó một nửa diện tích trồng cam bù. Người dân trong xã trồng cam theo trang trại, mỗi hộ có hàng nghìn gốc.
Ông Phạm Quang Hùng (56 tuổi), trú xã Hương Thủy, huyện Hương Sơn chia sẻ, trang trại của ông trồng 3.500 gốc cam bù Hương Sơn, còn một tháng nữa mới đến vụ chính, song hiện có nhiều quả đã chín. Mỗi cây cao chừng 2m, cho chừng 100 quả, có cây gần 200 quả.
Với giá bán từ 60.000 – 90.000 đồng, trừ hết tất cả các chi phí, ông Hùng dự tính năm nay, vườn cam của gia đình thu về hơn 1 tỷ đồng.
Theo Chủ tịch UBND xã Hương Thủy, cam bù Hương Sơn là cây mang lại thu nhập chính cho người dân trên địa bàn; nhiều gia đình thu nhập lên đến vài tỷ đồng mỗi năm nhờ cam bù, tờ vnexpress.net đưa tin.
Theo Bích Ngọc/nguoiduatin.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã