Học tập đạo đức HCM

Độc đáo trang trại lợn sạch nuôi bằng thảo dược và giun quế

Thứ sáu - 08/12/2017 20:51
Để có được thịt lợn sạch tiêu thụ ra thị trường, ông Hà Trọng Tuấn (SN 1959, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã trộn thêm một số loại thảo dược, giun quế vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn.

Từ lâu, ông Tuấn đã được người dân thôn Văn Bút đặt cho cái tên mới là “Tuấn Trác Văn” hay “Tuấn lợn sạch” - một chủ trang trại nuôi lợn sạch nức tiếng vùng chiêm trũng.

07-47-43_nh_1
Ông Hà Trọng Tuấn, chủ trang trại lợn sạch

Men theo con đường nhỏ, chúng tôi tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Tuấn. Trang trại được xây dựng kiên cố, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, nằm xa khu dân cư sinh sống.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Tuấn cho biết, đầu năm 2016, gia đình ông bắt đầu xây dựng trang trại nuôi lợn sạch với quy mô gần 150 con. Thời gian đầu, thức ăn chủ yếu cho đàn lợn là cám nấu trộn lẫn với men vi sinh chủng EM.

Sau một thời gian ngắn, nhận thấy mô hình nuôi lợn bằng thảo dược rất an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ông Tuấn đã lên mạng tìm hiểu một số loại thảo dược để mua về và trộn thêm vào thức ăn cho đàn lợn của gia đình.

“Mới đầu nuôi, gia đình tôi cũng chỉ cho lợn ăn bằng cám nấu trộn lẫn với men vi sinh chủng EM, nhưng sau khi được biết nuôi lợn bằng thảo dược rất đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tôi đã mua thảo dược về để thay đổi khẩu vị ăn cho đàn lợn”, ông Tuấn bộc bạch.

Hiện tại, thức ăn cho đàn lợn chủ yếu từ các sản phẩm do ông chủ động như cám ngô, phở vụn, bã đậu, đỗ tương, tỏi, bột cá và một số thảo dược mua tại các hiệu thuốc của thầy lang (gồm bồ công anh, rong biển, sài đất, lá kim ngân…) được trộn theo tỷ lệ nhất định.

Theo ông Tuấn, khi đưa thêm thảo dược vào thức ăn, chúng có tác dụng tẩy những chất độc trong cơ thể con lợn, kháng khuẩn và chống bệnh tật rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất lượng thịt ngon hơn, giai, giòn và có mùi vị khác so với thịt lợn nuôi cám công nghiệp.

Không dừng lại ở đó, gia đình ông còn đầu tư một trang trại nhỏ nuôi giun quế để trộn lẫn vào thức ăn cho lợn. Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi giun quế, ông Tuấn bảo, giun được nuôi bằng phân bò, cứ một tuần ông khai thác giun quế một lần.

07-47-43_nh_2
Ông Tuấn giới thiệu một số thảo dược cho lợn ăn

Sau khi khai thác xong, ông đem cất vào tủ lạnh và nghiền dần cho lợn ăn. Trung bình, mỗi một ngày, ông chỉ cho ăn 1 lạng giun quế/con lợn. Vừa đảm bảo cung cấp chất đạm cho lợn vừa không lãng phí.

“Ngoài những thảo dược trên, gia đình còn trộn thêm giun quế vào thức ăn để cung cấp thêm chất đạm con lợn. Trung bình mỗi con lợn, tôi chỉ cho cho ăn 1 lạng giun quế”, ông Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Tuấn, đàn lợn phải đủ 7 tháng tuổi trở lên, đảm bảo gần 1 tạ/con thì gia đình ông mới xuất chuồng. Và, sau mỗi một lứa, gia đình lại gửi mẫu thịt lên Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hà Nam để kiểm tra. Kết quả rất mỹ mãn, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu protein, các nguyên tố vi lượng vitamin và khoáng chất… đảm bảo đủ mọi tiêu chuẩn của thịt sạch.

Tháng 4/2017, trang trại lợn của gia đình ông Tuấn đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Hà Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hiện tại, thịt lợn sạch của gia đình ông chuyên cung cấp cho chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm sạch ở Đội Cấn (Hà Nội) và một số tỉnh lân cận.

“Thời gian tới, tôi sẽ đăng ký truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợn sạch của gia đình, tránh tình trạng các loại sản phẩm khác trà trộn, giúp trang trại phát triển bền vững hơn”, ông Tuấn cho biết thêm.

07-47-43_nh_3
Giun quế được gia đình ông nuôi
Trang trại lợn của gia đình ông Tuấn càng trở lên độc đáo hơn, khi ông áp dụng phương pháp nuôi lợn không giống ai là cho lợn thưởng thức âm nhạc khi ăn và ngủ. Ông Tuấn bảo, với phương pháp trên giúp lợn thư giãn và không nhảy chuồng.
MAI CHIẾN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,285
  • Tổng lượt truy cập90,874,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây