Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp từ trồng lan rừng

Thứ ba - 20/03/2018 08:49
Bằng sự quyết tâm và không ngừng tìm tòi, học hỏi đã giúp chàng trai Nguyễn Minh Tuấn (SN 1987), trú tại thôn 2, xã Hiệp Hòa (TX Quảng Yên) vươn lên phát triển kinh tế từ nghề trồng hoa lan rừng. Đến nay, Nguyễn Minh Tuấn đã có hơn 1.000 giò lan rừng các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ với chúng tôi về niềm yêu thích với cây hoa lan rừng, anh Nguyễn Minh Tuấn cho biết: “Năm 2012, tôi cùng em trai mở cửa hàng kinh doanh Internet. Cũng từ đây, tôi tiếp cận nhiều hơn với máy tính, mạng xã hội và kết giao với nhiều người bạn có niềm đam mê với hoa lan rừng. Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu và mày mò mua các giống lan rừng về nhà trồng chơi để thỏa niềm đam mê của mình với hoa lan rừng”.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người chơi hoa săn lùng, cộng với niềm đam mê với hoa lan rừng, đến tháng 10/2015, anh Tuấn đã quyết định chuyển hướng sang trồng và kinh doanh hoa lan rừng. Với số tiền tiết kiệm được và vay mượn thêm, anh có trong tay hơn 100 triệu đồng để bắt đầu khởi nghiệp với niềm đam mê trồng hoa lan rừng. Anh đã thuê 800m2 đất để xây dựng nhà lưới trồng hoa.

Những ngày đầu trồng đại trà, anh Tuấn gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, nên bị hao hụt nhiều. Nhưng nhờ chịu khó vừa làm, vừa học hỏi nên chỉ hơn 2 năm tay nghề trồng lan của anh đã vững hơn và có thể điều khiển lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Theo anh Tuấn, những ngày mới bắt đầu trồng hoa lan rừng, ngoài đọc các sách hướng dẫn thì anh nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm rất nhiệt tình từ những người bạn trong các hội đam mê trồng lan rừng.

Với diện tích hơn 800m2, anh Tuấn đã có trong tay hơn 1.000 giỏ lan rừng.
Với diện tích hơn 800m2, anh Tuấn đã có trong tay hơn 1.000 giò lan rừng.

Đặc biệt là để có được các giống lan rừng đẹp và quý hiếm, anh Tuấn cũng bỏ nhiều thời gian đi tới nhiều vườn trồng lan có tiếng khắp các vùng trong và ngoài tỉnh để sưu tầm rồi mua về nhân giống. Trong đó, ưu tiên lựa chọn các giống lan phù hợp với điều kiện khí hậu của Quảng Ninh. Đến nay, vườn lan rừng của anh đã có 40-60 giống lan rừng quý như lan long tu lào, kim điệp, giáng hương quế, hạc vỹ… Anh cho biết: Giống lan tuy dễ sống nhưng mình phải hiểu được đặc tính từng loại lan để có cách chăm sóc phù hợp, như vậy cây mới ra hoa đẹp và đúng thời gian. Sau khi trực tiếp thu mua các giống lan rừng, tôi tiến hành ghép giống vào các thân cây, đồng thời nhân giống để vừa có các chậu hoa lan ra hoa đẹp mà còn có cả cây con để bán, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sau hơn 2 năm trồng và chăm sóc, đến nay anh Tuấn đã có trong tay hơn 1.000 giò hoa lan rừng, trị giá hàng trăm triệu đồng. Nhờ có hoa lan các loại bán quanh năm, nên thu nhập của anh ổn định từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Vào mùa hoa lan nở, có rất nhiều khách tới tham quan. Đặc biệt khách nào muốn học hỏi kinh nghiệm trồng lan, anh Tuấn đều chia sẻ rất nhiệt tình. “Thị trường hoa lan rừng hiện nay lúc nào cũng thiếu nên người trồng luôn được đảm bảo đầu ra. Trong tương lai, tôi sẽ tìm kiếm nhiều hơn nữa các giống lan rừng để nhân giống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thỏa niềm đam mê với hoa lan rừng. Đồng thời tiếp tục học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, ứng dụng KHKT để những giỏ lan rừng của mình ngày càng đẹp hơn, giá trị cao hơn”- anh Tuấn chia sẻ.

Tường Vi/baoquangninh.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại710,710
  • Tổng lượt truy cập90,774,103
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây