Đập Khe còi có diện tích 5 ha, nguồn nước luôn chủ động và thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Để khai thác tiềm năng lợi thế của mặt nước, 12 hộ dân ở xã Kỳ Xuân đã đứng ra thành lập Tổ hợp tác Nuôi trồng thủy hải sản để cùng nhau đầu tư phát triển mô hình nuôi cá điêu hồng bằng lồng trên đập.
Đập Khe Còi được Tổ hợp tác Nuôi trồng thủy hải sản Kỳ Xuân nhận đấu thầu từ tháng 7 năm 2016. Với mục đích nuôi cá lồng trên đập, các thành viên trong Tổ hợp tác đã cùng góp vốn và đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng để xây dựng 18 lồng bè, mỗi lồng 36m2 và mua giống cá về thả.
Mô hình nuôi cá lồng tại đập Khe Còi bước đầu mang lại hiệu quả
Thời gian đầu, Tổ hợp tác cũng gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm nuôi cá còn hạn chế, thiếu con giống và vốn đầu tư. Nhưng với sự quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, các thành viên trong Tổ hợp tác đã chịu khó học hỏi, đi tham quan thực tế ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam và vay thêm vốn để đầu tư. Sau 01 năm mô hình đã cho kết quả tốt, mang lại một nguồn thu không nhỏ cho các thành viên tham gia.
Ông Lê Đình Đức - Chủ nhiệm Tổ hợp tác nuôi trồng thủy hải sản Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh chia sẻ: “Khi quyết định thực hiện mô hình này, điều làm chúng tôi lo ngại nhất đó là khâu tiêu thụ sản phẩm. Sau những ngày vất vả tìm kiếm thị trường, khi biết được nguồn gốc và chất lượng cá nuôi ở đây được đảm bảo nên các thương lái ở tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đến tận nơi thu mua, bình quân mỗi ngày, tổ hợp tác cung cấp từ 450 -500 kg cá cho các thương lái”. Với giá bán bình quân từ 45.000 – 50.000 đồng/kg cá, vụ nuôi vừa qua đã mang lại doanh thu cho Tổ hợp tác trên 1,5 tỷ đồng. Hiện tại, tổ hợp tác đang tiếp tục chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật cho các lồng đang nuôi và mở rộng quy mô thêm 6 lồng nuôi để chuẩn bị thả lứa tiếp theo.
Hiệu quả bước đầu mà mô hình mang lại đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên khe đập tại địa phương, góp phần thay đổi nhận thức người dân trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá trong lồng nói riêng theo hướng tận dụng diện tích mặt nước, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Đồng thời cũng góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Theo Nguyễn Hoàn/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã