Tốt nghiệp trường cao đẳng nghề, Nguyễn Công Hiệp bôn ba với nghề thợ hàn ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh... Sau gần 1 năm, anh Hiệp nhận thấy công việc bấp bênh nên quyết định về quê đầu tư gia trại chăn nuôi.
Nguyễn Công Hiệp đầu tư nuôi 1.500 con gà ri.
Anh Nguyễn Công Hiệp tâm sự: “Nhận thấy những tiềm năng của quê hương, tôi luôn mong muốn mở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặc dù trái nghề được học nhưng nếu mình có đam mê thì cũng sẽ thành công.”
Bởi vậy, ngay sau khi về quê, anh Hiệp bỏ vốn đầu tư nuôi 100 con gà lai trọi nhưng thất bại do không nắm vững kỹ thuật chăm sóc. Gà trọi không được cắt mỏ, mổ nhau trụi hết lông nên bán không ai mua, anh mất sạch số vốn đã đầu tư ban đầu.
Nguồn thu nhập từ nuôi gà ri mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Không nản chí, anh Hiệp tiếp tục tìm hiểu tại các trang trại nuôi gà trên địa bàn rồi quyết định vay vốn làm chuồng trại để nuôi 1.500 con gà ri. “Năm 2019, khi đầu tư nuôi gà với số lượng lớn, nhiều người bàn lùi vì 100 con không bán được giờ nuôi cả nghìn con thì quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trước khi đầu tư tôi cũng đã tìm hiểu kỹ về thị trường đầu ra, đầu tư nuôi nhiều để các thương lái biết đến và có sự lựa chọn” – Anh Hiệp chia sẻ.
Nhờ ở gần chợ Phố Châu (thị trấn Phố Châu) và chợ Rạp (xã Sơn Trung) nên hầu như ngày nào gia trại của anh Hiệp cũng có thương lái ở các xã Sơn Giang, Sơn Phú... vào mua. Mỗi năm, anh Hiệp xuất bán 2 lứa gà, mỗi lứa gần 1.000 con, giá bình quân 90.000 đồng/kg, cho thu nhập gần 200 trăm triệu đồng/năm.
Chuồng nuôi thỏ của anh Hiệp được đầu tư bài bản với quy mô 600 con.
Chưa hài lòng với nguồn thu nhập, đầu năm 2020 anh Hiệp lại bắt tay đầu tư vào nuôi thỏ thương phẩm, thỏ giống. Dù nhiều mô hình nuôi thỏ trên địa bàn thất bại do thời tiết nắng nóng, chuồng trại đầu tư không đảm bảo, thỏ thường mắc bệnh nấm... nhưng anh Hiệp vẫn mạnh dạn bỏ ra gần 200 triệu đồng xây chuồng với quy mô 600 con.
“Với diện tích hơn 100 m2, tôi lắp đặt quạt hơi 2 chiều có hệ thống phun nước tạo môi trường mát mẻ, đảm bảo điều kiện thích hợp cho đàn thỏ sinh trưởng, ngăn ngừa dịch bệnh” – anh Hiệp cho hay.
Sau 4 tháng nuôi, mỗi con thỏ nặng 2,2 kg bán với giá 200 nghìn đồng, lãi gần 100 nghìn đồng.
Cũng theo anh Hiệp, ở môi trường nuôi tốt, đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt. Mỗi con thỏ có trọng lượng 2,2 kg hiện được bán với 200.000 đồng, lãi được gần 100.000 đồng. Chỉ tính 3 tháng gần đây, anh bán hơn 4 tạ thịt thỏ thương phẩm và 800 con thỏ giống, thu về gần 100 triệu đồng.
Nuôi lợn thương phẩm cũng mang lại thu nhập cao cho ông chủ 9X.
Ngoài ra, gia trại của anh Hiệp luôn duy trì 20 -30 con lợn, trong đó, có 5 con lợn nái. Nhờ đảm bảo quy trình kỹ thuật, phòng ngừa tốt dịch bệnh nên đàn lợn nhanh lớn. Mỗi năm, anh Huy thu về trên dưới 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn.
Mở rộng diện tích, chăn nuôi theo quy mô khép kín, an toàn sinh học, đảm bảo môi trường trong khu vực dân cư chính là điều ông chủ 9X trăn trở. Bởi vậy, anh Hiệp mong muốn chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để thuê đất, di dời đàn vật nuôi sang vị trí phù hợp, thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi bền vững hơn.
Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh Nguyễn Công Hiệp thực sự là thanh niên năng động, chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu. Đây là mô hình chăn nuôi điển hình của xã cần tuyên truyền nhân rộng, nhất là đối với các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Ông Trần Xuân Thơm - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trung
Theo Hữu Trung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã