Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Kiếm hàng trăm triệu từ nuôi ốc nhồi

Thứ ba - 03/11/2020 21:02
Nhờ nuôi ốc nhồi, mỗi năm anh Phạm Văn Diện (SN 1988, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, Nam Định) “bỏ ống” gần 400 triệu đồng, sau khi đã trừ tất cả chi phí.
Anh Phạm Văn Diện làm giàu từ mô hình nuôi ốc nhồi. Ảnh: Mai Chiến.

Anh Phạm Văn Diện làm giàu từ mô hình nuôi ốc nhồi. Ảnh: Mai Chiến.

Nhiều năm gần đây, do môi trường nước thay đổi, số lượng ốc nhồi (ốc bươu ta) dần cạn kiệt; hầu như tuyệt chủng bởi ốc bươu vàng ngày càng phát triển và chiếm tỉ lệ lớn.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ốc nhồi vẫn lớn. Nắm bắt được điều đó, anh Phạm Văn Diện đã mạnh dạn đưa ốc nhồi về địa phương nuôi thả và phát triển rộng.

Anh Diện cho hay: Đầu năm 2017, được người quen giới thiệu, anh sang tỉnh Thái Bình tham quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi ốc nhồi.

Tham quan thực tế, anh nhận thấy mô hình nuôi ốc nhồi rất phù hợp với môi trường sống ở địa phương. Anh bàn bạc với gia đình cải tạo lại ao nuôi rộng khoảng 720m2 và mua ốc giống về thả. Thời điểm đó, anh Diện đầu tư 3 vạn ốc giống với số tiền là 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi do kĩ thuật còn yếu kém, chưa nắm vững, vì vậy ốc giống bị chết nhiều, nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Ước tính thiệt hại, khoảng 50% số ốc giống phải vứt bỏ. “Lúc đầu, ốc giống chết cũng buồn lắm, nhưng tôi tự an ủi mình và suy nghĩ lại rằng: Không có thất bại thì làm sao có thành công…”, anh Diện nói.

Kết thúc lứa nuôi thứ 1, anh Diện đã tự tin hơn khi có trong tay cuốn sổ kinh nghiệm, được anh ghi chép tỉ mỉ về các tập tính của ốc. Bước vào lứa ốc thứ 2, anh mạnh dạn tăng số lượng ốc giống nhiều hơn so với lúc mới tập nuôi. Và, niềm vui đã đến với anh khi đàn ốc lớn nhanh và phát triển đồng đều; tỉ lệ chết không đáng kể.

Anh Diện đã tự sản xuất được con giống để phục vụ cho những ai có nhu cầu nuôi. Ảnh: Mai Chiến.

Anh Diện đã tự sản xuất được con giống để phục vụ cho những ai có nhu cầu nuôi. Ảnh: Mai Chiến.

Sau 3 năm làm “bạn” với ốc nhồi, đến nay anh đã mở rộng diện tích nuôi ốc lên đến gần 1 mẫu Bắc bộ; trong đó có 6 sào mặt nước được chia làm 3 ao nuôi. Hiện, trong ao lúc nào cũng có khoảng 1,5 vạn ốc bố mẹ; trên 10 vạn ốc thương phẩm và khoảng 20 vạn ốc giống.
 

Theo anh Diện, thị trường tiêu thụ ốc thương phẩm dồi dào nên đầu ra không bị bế tắc, nhiều lúc gia đình anh không có ốc thương phẩm để bán. Bên cạnh đó, anh còn tự sản xuất ốc giống, cung cấp cho những ai có nhu cầu nuôi.

“Đối với những người mới tập nuôi, tôi sẵn sàng trực tiếp xuống nhà để hướng dẫn kĩ thật, chia sẻ kinh nghiệm; vì họ thành công hay không một phần cũng do mình. Và, khi ốc đến tuổi xuất bán, nếu họ cần bao tiêu đầu ra, tôi sẵn sàng giúp đỡ”, anh Diện bộc bạch.

Với quy mô 6 sào mặt nước, mỗi tháng gia đình anh Diện cung cấp ra thị trường từ 5 - 7 tạ ốc thương phẩm (khoảng 3 vạn con) với giá bán 100.000đ/kg; hơn 15 vạn ốc giống với giá bán từ 2 - 5 triệu đồng/vạn, tùy theo kích thước. Tính chung cả năm, sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Diện thu lãi gần 400 triệu đồng.

Anh Diện bảo, so với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở địa phương thì mô hình nuôi ốc nhồi đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp khoảng 8 - 10 lần. Bởi, nuôi ốc nhồi không phải đầu tư nhiều vào thức ăn, cơ sở chăn nuôi; hộ gia đình nào sẵn có ao thì nạo vét bùn, vệ sinh lại ao nuôi là được.

Thức ăn cho ốc chủ yếu là rau, củ, quả... nên không tốn nhiều chi phí. Ảnh: Mai Chiến.

Thức ăn cho ốc chủ yếu là rau, củ, quả... nên không tốn nhiều chi phí. Ảnh: Mai Chiến.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ốc, anh Diện cho hay, ốc nhồi có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh; nuôi ở môi trường ao tự nhiên là hiệu quả nhất. Mật độ nuôi khoảng 80 - 100 con/m2; tuy nhiên có thể nuôi đến 150 con/m2 nếu tay nghề vững.

Do ốc chịu nóng kém, nên ao nuôi cần thả bèo cái hoặc che lưới tạo bóng râm cho ốc trú ngụ. Ốc mẹ chủ yếu đẻ trứng vào ban đêm và đẻ rộ từ tháng 4 - 9 âm lịch. Những tháng cuối năm, ốc bố mẹ bắt đầu ngủ đông, không cần ăn uống gì cả.

“Ốc thường đẻ trứng vào ban đêm vì vậy sáng hôm sau phải nhặt trứng đưa vào thùng ấp với nhiệt độ 25 - 32°C. Khi trứng chuẩn bị nở thành ốc thì đưa ra ao, nuôi trong tráng lưới. Nuôi khoảng nửa tháng thì đưa ốc giống ra ao lớn”, anh Diện thổ lộ.

"Đối với ốc bố mẹ, sau 2 - 3 năm đẻ trứng liên tục thì cần loại bỏ, thay ốc bố mẹ hậu bị để cải thiện chất lượng con giống. Về ốc thương phẩm, khoảng hơn 3 tháng tính từ khi thả ốc giống ra ao lớn là có thể thu hoạch; tuy nhiên nếu nuôi kéo dài đến 4 - 4,5 tháng thì chất lượng ốc sẽ nâng lên, già hơn, ngon hơn và to hơn. Sau 2 lứa nuôi ốc thương phẩm, cần vệ sinh lại ao nuôi, tạo môi trường sạch cho ốc sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh…”, anh Diện chia sẻ thêm.

https://nongnghiep.vn/nam-dinh-kiem-hang-tram-trieu-tu-nuoi-oc-nhoi-d272514.html
Theo Mai Chiến/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay43,221
  • Tháng hiện tại701,290
  • Tổng lượt truy cập90,764,683
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây