Chuột hại là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp. Có 3 loại chuột gây hại chính đó là chuột đồng, chuột nhà và chuột rừng, các loại chuột này có hệ sinh thái phân bổ rộng và tùy thuộc vào thức ăn (mùa vụ cây trồng), chúng có thể di cư từ vùng này sang vùng khác gây khó khăn cho công tác phòng trừ. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng phòng trừ chuột chủ yếu là các loại sản phẩm chứa hoạt chất hóa học tổng hợp. Các loại thuốc này có hiệu lực cao, tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên và liên tục sẽ làm cho chuột hình thành tính tránh ăn và kháng thuốc cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Tại Hà Tĩnh, chuột hại lúa làm giảm năng suất lúa hàng năm khá lớn. Năm 2019, theo số liệu của Chi cục TT&BVTV Hà Tĩnh diện tích lúa bị chuột phá hoại trong vụ xuân vào khoảng 1.000 ha, vụ hè thu 1.200 ha. Trước thực trạng đó, Viện Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đề xuất thực hiện đề tài: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học thảo mộc diệt chuột hại lúa trên địa bàn tình Hà Tĩnh, Tiến sĩ Đào Bách Khoa làm chủ nhiệm.
Tiến sĩ Đào Bách Khoa - trình bày thuyết minh trước Hội đồng
Đề tài thực hiện với mục tiêu: Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu thảo mộc (cây trúc đào và dong riềng đỏ) phục vụ tách chiết hoạt chất thuốc chuột thảo mộc. Ứng dụng công nghệ tách chiết, phối trộn và tạo dạng phát triển sản xuất thử nghiệm được chế phẩm sinh học trừ chuột từ các loại thảo mộc. Đánh giá hiệu lực sinh học và chất lượng của chế phẩm. Xây dựng quy trình, mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học thảo mộc diệt chuột hiệu quả trên địa bàn Hà Tĩnh.
UVPB1, Tiến sĩ Nguyễn Thị Giang An - Phó Viện trưởng Viện sư phạm tự nhiên - Đại học Vinh, phản biện đề tài trước Hội đồng
Ngày 01/4/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng chuyên ngành KHCN cấp tỉnh xét duyệt đề tài. Hội đồng đánh giá việc triển khai đề tài là hết sức cần thiết, có tính ứng dụng thực tiễn cao, sản phẩm phù hợp với môi trường; nguồn nhân lực triển khai đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, Hội đồng phản biện, góp ý cần bổ sung tính cấp thiết của đề tài; làm rõ các hoạt chất chiết xuất trong cây cây trúc đào và dong riềng đỏ; đánh giá tính an toàn của các hoạt chất đối với con người và các loài động vật máu nóng; tính hiệu quả của sản phẩm sau khi được thương mại hóa; công tác triển khai cần phối hợp với UBND các huyện....
Chủ tịch Hội đồng ThS. Đỗ Khoa Văn - Giám đốc Sở KH&CN
Kết quả thuyết minh được Hội đồng bỏ phiếu thông qua và đề nghị Sở KH&CN cho triển khai với điều kiện đơn vị chủ trì chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
Theo PC/skhcn.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã