Học tập đạo đức HCM

Anh thanh niên thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà Đông Tảo

Thứ hai - 02/11/2015 04:14
- Chỉ học hết lớp hai, nhưng với niềm đam mê, ý chí vươn lên thoát nghèo, ngoài việc đầu tư trồng cây cà phê, anh Nguyễn Văn Nam ngụ thôn 3, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã tự mày mò, tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc và thành công từ mô hình nuôi gà Đông Tảo, tạo ra hướng chăn nuôi mới cho nhà nông trẻ tại Tây Nguyên.

Quyết định táo bạo

Nhiều năm trời quần quật với rẫy cà phê và cây mía mà vẫn trắng tay do giá cả không ổn định, nhận thấy sự khó khăn rõ ràng nên năm 2012 sau khi thu hoạch xong hơn một xào mía ở vườn, anh Nam không trồng lại mà quyết định dành một phần đất để dựng chuồng trại, chuyển hướng sang chăn nuôi thêm.

Lúc đầu anh chọn nuôi giống gà ta, anh Nam kể lại: “ Ngày đó kinh tế gia đình tôi còn khó khăn, tôi lại ít học thức, từ sáng đến tối chỉ biết bán mặt vào rẫy cà phê mà thu nhập lại chẳng được bao nhiêu, gom góp hết chỉ đủ mua được vài chục con gà về nuôi, mấy tháng sau mới nhân được giống và xuất gà ra bán thịt, thu nhập cũng tạm ổn...”

Cơ duyên nuôi giống gà Đông Tảo đến với anh là khi cùng người nhà ra miền Bắc. Ban đầu anh gặp và mua được gần chục con từ một người ở tỉnh Hưng Yên với giá vài triệu đồng và cũng được người này chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi và chăm sóc.

Tính là làm ngay, vừa về đến Lâm Hà, từ nguồn vốn liếng ít ỏi dành dụm được  anh Nguyễn Văn Nam đã quyết định cho sửa chữa, nâng cấp, xây dựng thêm chuồng trại mới nuôi và thử nghiệm giống gà quý hiếm này.

Người đầu tiên đưa giống gà đông tảo về Tây Nguyên

Anh Nguyễn Văn Nam

Anh Nguyễn Văn Nam cho biết: “ tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) tôi là người đầu tiên nuôi giống gà này nên gặp khá nhiều khó khăn. Vì khí hậu Lâm Đồng mới lạ,  với lượng mưa nhiều và độ ẩm cao nên gà rất dễ nhiễm bệnh, ngoài những kỹ thuật hỏi được từ người bán giống gà ở Hưng Yên, tôi phải tự tìm hiểu thông tin cách làm chuồng trại, chăm sóc… cũng may giống gà này có sức đề kháng tốt, chỉ cần cho ăn điều độ, chuồng trại sạch sẽ là gà sẽ phát triển tốt...”

Theo anh Nam, sở dĩ loại gà này được khách hàng ưa chuộng là thịt thơm ngon, đặc biệt là đôi chân to gấp 10 lần chân gà bình thường, vảy da sần sùi, có màu đỏ hồng từ cẳng xuống ngón chân.

Bên cạnh đó, loại gà này sinh sản rất ít và lười ấp trứng, phải nhờ ấp ké gà thường nên việc nhân giống không dễ. Về kỹ thuật, trung bình nuôi 5 con gà (bao gồm 1 trống 4 mái) có diện tích chuồng khoảng 2,5 m2.

Để chuồng trại đảm bảo vệ sinh và ít bệnh tật, gà được nuôi trên trấu (vỏ lúa). Một tháng thay trấu một lần, một tuần 2 lần khử trùng chuồng trại bằng thuốc TH4.

Anh Nam cho biết thêm: "Sau hai năm kể từ ngày đầu nuôi thử nghiệm, đàn gà của tôi đã nhân giống hàng trăm con bao gồm: gà giống, gà đẻ và gà thịt. Gà Đông Tảo trưởng thành trọng lượng có thể lên đến trên 5 kg. Mỗi lần gà đẻ trên 10 trứng và sau 3 tuần ấp trứng nở đạt trên 60%. Gà con giống mỗi con trên 200.000 đồng, riêng những con gà trống trưởng thành của tôi đã có người hỏi mua với giá gần 10.000.000 đồng một con nhưng tôi chưa bán...". Hiện trại gà của anh Nam đã có hơn 20 con trống trưởng thành (có con bán với giá lên đến 10 triệu đồng) và 30 con mái, hơn 100 con gà giống…

 

Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế, hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

 

 

 

 

Nhật Trường
http://kinhtevadubao.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập498
  • Hôm nay43,916
  • Tháng hiện tại749,029
  • Tổng lượt truy cập90,812,422
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây