Học tập đạo đức HCM

Bạc Liêu: Hiệu quả từ mô hình nuôi xen tôm càng xanh - lúa vùng chuyển đổi

Thứ tư - 03/01/2018 07:50
Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen lúa trên vùng đất chuyển đổi.

 

Các tin liên quan

 

Mô hình được triển khai tại thị xã Giá Rai và  huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu với quy mô 20 ha. 18 hộ dân tham gia thực hiện được hỗ trợ 100% tôm càng xanh toàn đực và lúa giống, 30% các loại vật tư chính (thức ăn, vôi, thuốc, chế phẩm sinh học, phân bón,…), mức hỗ trợ tương đương gần 26 triệu đồng/ha.

Sau 6 tháng thực hiện mô hình đã thể hiện rõ tính ưu việt cả về hiệu quả kinh tế cũng như tính bền vững.

Tỉ lệ sống tôm càng ước đạt 60%, năng suất ước đạt 490 – 520 kg/ha. Mô hình sử dụng giống lúa Một bụi đỏ và giống lúa OM 2517 để gieo sạ, thời điểm nghiệm thu đến thu hoạch nếu không bị ảnh hưởng bởi thiên tai năng suất trung bình ước khoảng 7 tấn/ ha. Sau khi trừ chi phí ước lợi nhuận trung bình của mô hình đạt khoảng 40 -50 triệu đồng/ha. Mô hình không sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm, tiết kiệm phân bón ở vụ lúa nên không gây ô nhiễm môi trường.

 

Mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa tại thị xã Giá Rai

 

Tại hội thảo tổng kết, các đại biểu đánh giá cao về hiệu quả của mô hình thông qua tham quan thực địa và đề xuất có hướng nhân rộng mô hình ở các năm tiếp theo trên địa bàn.

Kết thúc hội thảo, đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu ghi nhận các ý kiến thảo luận và đề xuất của các đại biểu. Theo lãnh đạo trung tâm, để mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, người sản xuất cần thực hiện tốt một số vấn đề: Đầu tư tốt cho mô hình từ khâu cải tạo ao/ruộng, lựa chọn cây, con giống đến chăm sóc - quản lý và thu hoạch. Do nuôi xen ghép nên sử dụng giống lúa mùa bản địa Một bụi đỏ hoặc giống lúa lai có tính kháng sâu bệnh, chịu phèn mặn để canh tác và áp dụng sạ thưa, cấy hoặc sạ hàng nhằm tạo khoảng không gian phù hợp giúp tôm càng xanh hoạt động bắt mồi và phát triển tốt. Theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trong ao/ruộng (hoạt động của tôm, tốc độ sinh trưởng, phát triển, các biểu hiện của sâu hại trên lúa,..) nhằm sớm phát hiện các biểu hiện khác thường để kịp thời xử lý nhằm hạn chế thiệt hại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình.

Theo Ngọc Oanh/khuyennongvn.gov.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay67,493
  • Tháng hiện tại772,606
  • Tổng lượt truy cập90,835,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây