Học tập đạo đức HCM

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi chim công

Thứ năm - 04/01/2018 03:05
Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi chim công, anh Trần Văn Toản (ngụ KV Bình Yên B, P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhập chim giống từ Thái Lan
Năm 2000, anh Toản bắt đầu khởi nghiệp bằng mô hình nuôi gà đông tảo. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, gà đông tảo được nuôi tràn lan, giá giảm dẫn đến thua lỗ nên anh không còn mặn mà với giống gà này. Năm 2016, tình cờ một lần lên mạng tìm hiểu thông tin về một số vật nuôi mới lạ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh bị cuốn hút bởi loài chim công có bộ lông sặc sỡ, đang rất có giá trên thị trường. “Chim công được xem là vật nuôi phong thủy mang đến may mắn và hòa khí cho gia chủ, nên những trang trại hay người có thu nhập cao rất ưa chuộng và thường mua về làm cảnh. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường còn rất hạn chế nên giá thành luôn ở mức cao. Thấy có tiềm năng, tôi quyết định đầu tư nuôi loại chim này”, anh Toản cho biết.
Ban đầu anh nhập 2 cặp chim công bố mẹ, thuộc giống chim công xanh Ấn Độ với giá 20 triệu đồng/cặp từ Thái Lan về nuôi. Chỉ sau một thời gian ngắn, chim công sinh sản, anh đem ấp máy và tỷ lệ nở thành công đến 85%. Sau đó, anh nhập thêm chim công trắng, cho lai tạo với chim công xanh để ra chim công ngũ sắc.
Hiện anh Toản đang sở hữu khoảng 10 cặp chim công bố mẹ, 20 con chim công từ 7 - 9 tháng tuổi và 10 cặp trĩ ngũ sắc. Hằng năm anh cung cấp ra thị trường hàng trăm con giống. Chim công mới nở được bán với giá 1 triệu đồng/con, chim công từ 7 - 9 tháng 6 triệu đồng/cặp, chim công bố mẹ 15 - 20 triệu đồng/cặp, riêng trĩ bảy màu có giá 5,5 - 6 triệu đồng/cặp. Bình quân mỗi con chim mái có thể thu về 20 - 30 triệu đồng/năm từ tiền bán con giống. Tính ra mỗi năm anh thu về trên 200 triệu đồng.
Dễ nuôi, tiết kiệm chi phí
Theo anh Toản, nuôi chim công khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc. Do chim có nguồn gốc hoang dã nên sức đề kháng tốt, dễ thích nghi với môi trường mới. Chim công là loài ăn tạp nên thức ăn chủ yếu là rau xanh, sâu, lúa, bắp… Đặc biệt, chúng ăn rất ít, chỉ bằng 1/3 gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nước uống cho chim công phải thật sạch và được thay mới hằng ngày.
Chuồng nuôi chim công cần đảm bảo sạch, thoáng và khô ráo để chim luôn khỏe mạnh, ít bệnh. Chuồng được rào bằng lưới B40, phía trên bao lưới cước; bên trong bố trí nhiều cành cây cho chim đậu thoải mái, như vậy chim mới lớn nhanh và có bộ lông đẹp. Tùy vào số lượng chim công mà diện tích chuồng có thể khác nhau. Một chuồng có thể nuôi từ 4 - 6 con chim trưởng thành hoặc 10 - 15 con từ 6 - 12 tháng tuổi. Phải có khoảng sân nhỏ để chim công tự do vận động, nhảy múa, tắm nắng. Sân và nền chuồng phải cao, được rải cát hút ẩm để đảm bảo lông đuôi không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho chim công tắm cát làm sạch bộ lông.
Chim công nuôi khoảng 2 năm là trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Mỗi năm chim chỉ đẻ một lần, mỗi lần từ 25 - 27 trứng. Từ năm thứ ba, thứ tư trở đi, khả năng sinh sản của chim mới ổn định và tỷ lệ ấp, nở đạt kết quả cao hơn. Phòng trị bệnh cho chim công cũng giống như gia cầm, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh bán tại tiệm thuốc thú y.
Chim công từ 3 - 4 năm tuổi trở lên lông đuôi dài, có những đốm đồng tiền to óng ánh. Vì thế, chim công càng lâu năm sẽ càng đẹp và có giá. “Đẹp nhất trong các loại chim công phải kể đến chim công trắng hay còn được gọi là chim công bạch tạng, vì chúng có bộ lông trắng muốt như tuyết”, anh Toản nói. Hiện anh đang đầu tư mở rộng chuồng trại, tiếp tục nhân giống tăng đàn chim công để cung cấp ra thị trường; đồng thời sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho những người có chung niềm đam mê về loài chim quý này.

Duy Tân/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại802,254
  • Tổng lượt truy cập90,865,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây