Học tập đạo đức HCM

Bắt đất cát “nhả vàng”

Thứ hai - 24/02/2014 04:10
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ, chị Nguyễn Thị Hạnh, chủ trang trại sinh thái Cát Ngọc ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) đã chinh phục thành công vùng cát trắng ven biển, bắt nó “nhả vàng”, mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho người dân địa phương. Khởi nghiệp

Năm 1983, anh Lễ xuất ngũ trở về quê nghèo Hải Ninh, nơi dân đi biển quanh năm đau đáu niềm mơ ước đủ ăn. Gia đình anh ngày đó thuộc diện nghèo nhất làng, cả nhà 9 miệng ăn, nhiều lúc đói quay quắt. Nhìn thanh niên trai tráng trong làng bỏ quê vào Nam, anh Lễ băn khoăn: Nếu mình ra phố thị với hai bàn tay trắng, không bằng cấp, không ngành nghề, thì làm công nhân may lắm cũng chỉ đủ ăn, cóp nhặt được đồng nào thì tàu xe về quê là hết? Nghĩ vậy, anh quyết định trụ lại với quê hương.

Thế nhưng khi anh Lễ nhận thầu khu đất cát ở xã để làm ăn, nhiều người bảo anh “hâm”. Bỏ qua những nghi ngại, năm 1995, hai vợ chồng anh Lễ nhận 250ha đất cát trắng và bắt đầu trồng rừng. Anh Lễ cho biết, thời điểm đó, tại khu vực trang trại của vợ chồng anh có một lâm trường trồng và bảo vệ rừng trên cát. Hằng năm, cố gắng lắm họ cũng chỉ ươm được hơn 3 vạn cây giống. Vậy mà lúc đó, vợ chồng anh “đánh liều” nhận ươm tới gần 60 vạn cây. Cuối vụ, nhiều chuyên gia, lãnh đạo huyện, xã đến thăm, thấy tỷ lệ sống trong vườn cây giống của anh Lễ đạt trên 80% (cao gần gấp đôi vườn ươm của lâm trường) thì rất ngạc nhiên. 

Bí quyết thành công của anh Lễ, chị Hạnh là chọn những hạt giống cây phi lao cổ thụ có chất lượng tốt; đào giếng và đầu tư mua máy bơm công suất lớn để tưới nước thường xuyên, thay vì phải đi xa hàng chục cây số gánh nước về tưới như công nhân lâm trường. Ươm cây giống thành công, anh chị lại bắt tay vào trồng rừng, với mục đích phủ xanh “sa mạc” cát. Nhưng muốn thành công trước hết phải chống lại nạn cát bay, cát nhảy rồi mới tính đến chuyện trồng cây gì, nuôi con gì. Để cây sống được trên cát nóng, vợ chồng anh Lễ và cộng sự phải đào hố thật sâu, đổ đất mùn vào hố và đợi đến ngày mưa mới trồng. 

Đến trang trại tiền tỷ 

Nhiều năm quăng quật với cát, cuối cùng cây rừng cũng bắt đầu bén rễ, phủ xanh 250ha vùng cát. Sau đó, anh nhường lại cho lâm trường, chỉ để lại cho mình 50ha. Năm 2001, khi rừng khép tán, thảm thực vật dưới tán rừng mọc xanh tốt, vợ chồng anh Lễ bắt đầu đầu tư làm trang trại. 

Thời gian đầu, ngoài việc nuôi lợn, bò để gia tăng thu nhập, lấy phân chuồng, chị Hạnh đi mua rơm rạ sau mỗi mùa vụ để trồng nấm. Hiện nay, trong tổng số diện tích 50ha trang trại, gia đình anh Lễ có hơn 40ha rừng chừng 10 năm tuổi (chủ yếu là phi lao, keo lai, bạch đàn). Riêng 10ha còn lại, anh Lễ phát triển trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp theo mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững. 

Hiện, trang trại đang có khoảng 40 con bò, hàng trăm con lợn, trên 300 con gia cầm, 500m2 giun quế, gần 2ha ao hồ nuôi cá nước ngọt, khoảng 1.000m2 đất nuôi kỳ nhông… Bình quân mỗi năm, tổng doanh thu từ trang trại của anh chị đạt gần 2 tỷ đồng, lãi ròng hàng trăm triệu đồng. 

Mở hướng thoát nghèo 

Thành công của anh Lễ, chị Hạnh đã mở ra hướng đi mới cho người dân vùng cát xã Hải Ninh. Nếu năm 1994, Hải Ninh chỉ có 1.000ha rừng trên cát, thì đến nay hàng trăm hộ trong xã đã theo gương vợ chồng anh Lễ tham gia phủ xanh hơn 2.000ha vùng cát ven biển. Hàng chục thanh niên Hải Ninh trước đây bỏ vào các tỉnh phía Nam kiếm sống, nay kéo nhau về làng nhờ anh hướng dẫn cách lập nghiệp. Tới nay, ở hai xã Hải Ninh và Gia Ninh (xã lân cận) đã mọc lên nhiều trang trại trên cát. 

Sự năng động, sáng tạo của bà con cũng được khơi gợi, khích lệ. Hơn chục hộ ở thôn Tân Định rủ nhau lập nhóm xây dựng thương hiệu món đặc sản khoai “gieo” “made in Hải Ninh”. Ước tính, mỗi ngày gần 15 tạ khoai “gieo” được phơi khô, sấy tẩm đóng túi nylon, có dán nhãn mác, được chuyển về các chợ đầu mối ở TP. Đồng Hới theo khách thập phương làm quà khắp mọi miền.

Ấy cũng là bước đi tắt, đón đầu của người dân xã “135”, sau khi biết tin tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng khu du lịch sinh thái ngay tại địa bàn xã. Rất có thể trang trại của anh Lễ và nhiều nông dân biết làm ăn khác sẽ là điểm đến hấp dẫn. “Nội lực của nông dân vùng cát đang được đánh thức từng ngày’’, lãnh đạo xã Hải Ninh khẳng định.

Khánh Nguyên
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Hôm nay67,553
  • Tháng hiện tại772,666
  • Tổng lượt truy cập90,836,059
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây