Học tập đạo đức HCM

Bến Tre: Giồng Trôm chuyển đổi có hiệu quả cây trồng trên đất ruộng

Thứ ba - 18/08/2015 23:41
Giồng Trôm là một trong những huyện vùng nước lợ, kinh tế phát triển tương đối khó khăn hơn các huyện khác. Phần lớn đều là đất vườn và đất lúa. Trong những năm gần đây, kinh tế vườn phát triển khá nhanh, nhất là dừa, cây trái. Hiện nay, do làm lúa bấp bênh, không lời nhiều nên nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng dừa, hoa màu, cây ăn trái, bước đầu có hiệu quả.

Đầu năm 2010, toàn huyện có 3.800ha lúa, năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, nhưng hiện nay diện tích giảm 1.000ha, còn 2.800ha. Ở 21 xã và thị trấn, hầu hết nông dân đều chuyển dần những diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, trồng dừa, trồng cây ăn trái, hiệu quả tăng gấp nhiều lần. Ông Nguyễn Văn Danh ở ấp Bình Xuân, xã Châu Bình bức xúc: “Gia đình tôi chỉ có 1,8 công ruộng, mỗi năm trồng được 3 vụ lúa, mỗi công được khoảng 600kg, thu về khoảng 3 triệu đồng. Riêng vụ Đông Xuân là có lời, còn vụ Hè Thu, vụ Mùa thường xuyên bị lỗ, do đó khó có thể vươn lên khá giả được”.

Những hộ có nhiều đất cũng không chịu nổi với cây lúa. Ông Lê Văn Đức ở ấp Hưng Bình, xã Hưng Nhượng cho biết: “Trước năm 2012, gia đình tôi trồng 1,5ha lúa nhưng hiện nay đã chuyển sang trồng hoa màu và dừa. 1,5ha lúa cuối năm không có lời, chỉ đủ ăn, muốn làm giàu không dễ. Gia đình tôi bàn tính rất kỹ, sau đó từng bước chuyển dần sang trồng hoa màu”. Còn đối với những hộ có ruộng lúa trong vùng quy hoạch của huyện  thì rất khổ sở, do chuyển sang trồng cây khác không được. “Gia đình tôi có 3 công lúa ở ấp 1, xã Bình Thành; bây giờ không thể chuyển sang trồng cây khác vì ruộng lúa của tôi trong vùng quy hoạch của huyện. 3 công lúa của tôi trong vùng lúa rất rộng lớn nên phải chịu. Bây giờ, tôi muốn chuyển đổi để có hiệu quả hơn nhưng khó quá” - ông Bùi Văn Suốt ở ấp 1, xã Bình Thành than thở.

Ông Nguyễn Minh Quang - Chủ tịch UBND xã Hưng Nhượng cho biết: “Năm 1979, sau khi tách xã, Hưng Nhượng có khoảng 1.400ha lúa nhưng hiện chỉ còn gần 228ha lúa. Sở dĩ diện tích lúa giảm do năng suất lúa không tăng, giá lúa không tăng chỉ ở mức trung bình 5 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí lúa giống, phân, thuốc… nông dân không lời nhiều, khó làm giàu nên nhiều hộ từ giã ruộng lúa là điều không tránh khỏi”.

Hiệu quả cao khi lên liếp trồng hoa màu

Theo ông Lê Văn Cảnh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các xã có tốc độ nhanh về chuyển ruộng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, trồng dừa, cây ăn trái tập trung ở Bình Hòa, Hưng Nhượng, Lương Hòa, Châu Bình. Năm 2010, Châu Bình có khoảng 350ha lúa, hiện tại còn 258ha lúa do nông dân chuyển sang trồng hoa màu, trồng dừa, cây ăn trái. Diện tích đất trồng màu: 20ha, năng suất đạt 25 tấn/ha. Diện tích đất trồng dừa 1.370ha, trong đó diện tích đang cho trái 1.300ha, năng suất thu hoạch 1.036 trái/ha/tháng. Diện tích đất trồng cây ăn quả: 200ha, trong đó trên 80% diện tích trồng chanh và bưởi, năng suất đạt 24 tấn/ha.

Ông Nguyễn Văn Danh ở ấp Bình Xuân, xã Châu Bình phấn khởi nói: “Gia đình tôi có 1,8 công lúa, nhiều năm trồng lúa vẫn không thể làm giàu. Những năm gần đây, tôi chuyển sang trồng hoa màu: dưa leo, mướp, bầu, bí… Một năm trồng 3 vụ hoa màu, năm 2014 thu về 40 triệu đồng, nhiều gấp 3 - 4 lần trồng lúa”. Cũng ở ấp Bình Xuân, xã Châu Bình, ông Nguyễn Văn Châu cho biết vừa chuyển 1,8 công lúa sang trồng hoa màu, sẵn đó trồng xen dừa.

Nói về trồng hoa màu làm giàu thì ở Giồng Trôm nổi tiếng có hộ ông Lê Văn Đức ở ấp Hưng Bình, xã Hưng Nhượng. Ông Đức cho biết: “Từ năm 2012, tôi bắt đầu trồng hoa màu, ban đầu trồng 1 - 2 công đất để rút kinh nghiệm. Bây giờ, diện tích chuyên canh trồng hoa màu của gia đình tôi được 1ha, trồng được 3 vụ/năm. Tôi trồng luân phiên nhiều loại: bầu, mướp, bí, dưa leo, cà chua, đậu bún… Mỗi năm thu hoạch, trừ chi phí, tôi lời ít nhất 200 triệu đồng. Đó là chưa kể 5 công vườn dừa đang cho trái (trước đây là 5 công lúa), những lúc giá dừa lên cao thu nhập từ dừa cũng khấm khá. Trước năm 2012, gia đình tôi trồng lúa, muốn có 200 triệu đồng nằm mơ cũng không thấy”.

Ông Nguyễn Văn Quới - Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Trôm khuyến cáo: Chuyển đổi lúa sang hoa màu, dừa, cây ăn trái là đúng. Thế nhưng chỉ chấp nhận cho chuyển đối với những diện tích lúa kém hiệu quả, diện tích lúa quá ít, dễ bị chim, chuột phá hại. Còn diện tích lúa trong vùng quy hoạch của huyện thì phải giữ nguyên.

Nguồn: báo Đồng Tháp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập489
  • Hôm nay83,874
  • Tháng hiện tại788,987
  • Tổng lượt truy cập90,852,380
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây