Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp)

Thứ năm - 13/08/2015 22:28
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Tổ dịch vụ bao trái xoài góp phần nhân rộng mô hình sản xuất xoài an toàn ở TP. Cao Lãnh

Xuất phát từ ý tưởng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong lĩnh vực sản xuất xoài an toàn và tạo thêm thu nhập cho những nhà vườn có kinh tế khó khăn, một số nhà vườn ở phường 6, TP.Cao Lãnh đã thành lập TDV bao trái xoài. Lúc mới thành lập, TDV bao trái xoài chỉ có 12 thành viên, sau hơn một năm hoạt động, số thành viên nâng lên trên 40 người. TDV hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: bao trái, cắt tỉa, tạo tán, thu hoạch xoài... Các thành viên trong TDV được nhà vườn xem như những “chuyên gia” trong lĩnh vực chăm sóc xoài.

Anh Lê Minh Hiện ngụ khóm 6, phường 6, TP.Cao Lãnh tâm sự: “Ban đầu khi giao vườn xoài của mình cho anh em TDV chăm sóc, tôi cảm thấy rất lo lắng. Bởi khi xoài đậu trái và rụng sinh lý lần 2 thì sẽ được tuyển trái và sàng lọc trước khi được đưa vào túi bao; sau mùa thu hoạch, một số nhánh xoài không cần thiết sẽ được cưa bỏ, thậm chí đối với những cây xoài quá cao cũng bị cưa đọt... Những kỹ thuật này khác xa so với kỹ thuật canh tác từ trước đến giờ. Tuy nhiên, sau mỗi vụ mùa tôi thấy hiệu quả từ cách làm mới này rất rõ rệt. Không những giá xoài bao trái cao hơn mà cây xoài cũng khỏe hơn, phát triển tốt hơn; quản lý dịch bệnh thuận lợi hơn”.

Ông Nguyễn Bá Minh - Tổ trưởng TDV bao trái xoài phường 6, TP.Cao Lãnh cho biết: “Quy trình kỹ thuật mà TDV thực hiện trên xoài là những kinh nghiệm mà chúng tôi tích lũy trong quá trình sản xuất. Đây còn là những kỹ thuật sản xuất mới chúng tôi được các nhà khoa học, cán bộ nông nghiệp ở địa phương tập huấn và chuyển giao. Mặc dù làm dịch vụ kinh doanh nhưng TDV rất chú trọng đến việc xây dựng niềm tin của khách hàng qua chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Đối với những thành viên mới, chúng tôi luôn tập huấn, đào tạo kỹ thuật chuyên môn trước khi phục vụ cho khách hàng”.

Nhờ tạo được uy tín, nên hiện nay không những hoạt động trong địa bàn TP.Cao Lãnh mà TDV bao trái xoài còn được nhiều khách hàng ở các địa phương lân cận “đặt hàng”, nhờ làm ăn hiệu quả nên TDV thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ông Phan Thành Thanh - thành viên TDV bao trái xoài chia sẻ: “Trước đây, tôi đi làm phụ hồ mỗi ngày thu nhập chỉ khoảng 130 ngàn đồng, hiện nay nhờ tham gia vào TDV mà thu nhập ổn định hơn trước rất nhiều. Trung bình 1 tháng tôi làm việc khoảng 20 ngày, 1 ngày làm có tiền công là 200 ngàn đồng và được nhà vườn hỗ trợ thêm bữa ăn trưa. Đây là khoản thu nhập khá, giúp tôi trang trải chi phí trong gia đình, có thêm vốn để đầu tư cho mảnh vườn của gia đình”.

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, trong quá trình “tác nghiệp”, các “chuyên gia” này cũng gặp không ít khó khăn khi phải làm việc trong môi trường leo trèo trên cao, chưa kể đối với nhiều khu vườn có địa hình phức tạp như: hầm, hố hoặc tán cây cao, gần sông thì càng khó khăn và nguy hiểm hơn. Ông Minh chia sẻ thêm: “Mặc dù không được đào tạo chuyên nghiệp, song chúng tôi luôn đặt vấn đề an toàn lao động cho các thành viên lên hàng đầu. Ngoài ra, trong quá trình làm, nhiều anh em cũng sáng tạo thêm một số dụng cụ chuyên dụng, do đó dù ở địa hình nào, xoài cao hay thấp, chúng tôi đều đảm bảo xử lý bao trái tốt cho nhà vườn”.

Ông Lê Văn Vạt - Chủ tịch Hội Làm vườn TP.Cao Lãnh nhận định: “Hoạt động của TDV không những góp phần giúp giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên mà các hoạt động của TDV cũng đã tạo được sự thay đổi về tập quán sản xuất của nhà vườn. Thông qua hoạt động của TDV này, nhà vườn có điều kiện để tiếp cận với các mô hình sản xuất xoài an toàn cũng như ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất xoài. Từ đó, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng và đồng nhất, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm xoài của địa phương và tăng thu nhập cho nông dân”.

Mỹ Lý
Nguồn tin: Báo Đồng Tháp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập485
  • Hôm nay62,615
  • Tháng hiện tại767,728
  • Tổng lượt truy cập90,831,121
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây