Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Trao đổi với với phóng viên Trang Trại Việt, ông Lê Hồng Thiết – Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết, hiện nay, trên địa bàn xã đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, giúp cho bà con nhân dân có thu nhập ổn định, như các mô hình trồng rừng, với diện tích hơn 225,01 ha, trong đó rừng sản xuất 219,79 ha, mô hình trồng cây nén với diện tích 30 ha năng suất bình quân 32 tạ/ha, mô hình chăn nuôi bò, trâu, mô hình chăn nuôi dê, nuôi heo, nuôi gà ta… đã giúp cho hàng nghìn hộ nông dân có thu nhập ổn định.
Cho hiệu quả kinh tế cao phải kể đến mô hình kinh tế trang trại nuôi dê, gà của hộ ông Trần Văn Can, ở thôn An Thái. Ông Can chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, thu nhập chỉ dựa vào mấy sào ruộng, từ đó tôi quyết tâm mở trang trại nuôi dê, gà. Đến nay, trang trại của tôi đã có trên 60 con dê, cùng đàn gà ta hơn 300 con. Hàng năm, thu nhập từ trang trại giúp tôi lãi từ 120-150 triệu đồng”.
Theo ông Thiết, việc xã mạnh dạn áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới vào sản xuất, chăn nuôi trong thời gian qua đã giúp cho thu nhập của bà con trong xã tăng lên rõ rệt. Đến nay, thu nhập bình quân đạt trên 35 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,43%.
Diện mạo mới
Theo ông Thiết, xây dựng xã đạt chuẩn NTM đã khó, nâng cao và giữ vững các tiêu chí lại càng khó hơn rất nhiều. Chính vì thế, Bình An đã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí, đặc biệt là các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường… nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của người dân và phát triển của địa phương ngày càng văn minh và hiện đại hơn.
Giai đoạn 2011-2015 ước tính tổng kinh phí cho xây dựng NTM khoảng 157 tỉ đồng, nhờ vậy mà bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và sản xuất.
Địa phương đã đầu tư một số công trình trọng điểm như: Nâng cấp 5 nhà văn hóa thôn với kinh phí 1,22 tỉ đồng, nâng cấp trạm y tế với tổng kinh phí 1,29 tỉ đồng, xây dựng cổng, bờ kè nghĩa trang nhân dân với tổng kinh phí hơn 397 triệu đồng, cải tạo chợ Quán Gò kinh phí 622 triệu đồng, xây dựng mới 2 nhà văn hóa thôn An Thành 2 và An Thành 3, xây dựng trung tâm xã. Ngoài ra thì các công trình khác như giao thông, văn hóa, môi trường…cũng xã quan tâm đầu tư nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt cho người dân.
“Ngày trước, điều kiện đi lại của người dân địa phương hết sức khó khăn, với những con đường đất lầy lội, nay đã được thay thế bằng những con đường nhựa hoặc bê tông phẳng lỳ, đã tạo nên diện mạo nông thôn ở xã tươi mới hẳn ra, xe cộ chạy từ sáng đến tối, nhà nào cũng có tivi, tủ lạnh và điện thắp sáng ngày đêm. Tôi rất phấn khởi vì sự phát triển của quê hương mình”, ông Lê Trung Đình - Trưởng thôn An Phước chia sẻ.
“Nhờ thực hiện, duy trì tốt các tiêu chí NTM nên thời gian qua, đời sống, kinh tế, xã hội của người dân xã Bình An từng bước được cải thiện theo hướng tích cực” - ông Thiết thông tin.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã