Học tập đạo đức HCM

Bỏ nghề hải quan về miệt vườn làm “Thủy quái” Cồn Sơn

Thứ bảy - 03/06/2017 23:41
Đó là cái tên mà người dân xứ miệt vườn đặt cho ông Bảy Bon vì cái tài lặn sâu hàng chục 10m trong vài, ba tiếng đồng hồ. Khi không có máy, ông vẫn có thể lặn dưới nước khoảng 5 - 7 phút.

Cặp Cồn Sơn, cách trung tâm hành chánh quận Bình Thủy, TP Cần Thơ một chuyến đò ngang chừng 500m là nhà lồng bè nuôi cá của ông Lý Văn Bon (Bảy Bon). Trên 30 bè cá lớn nhỏ (khoảng 5.000m2) kết thành một dãy dài chừng non cây số, hiên ngang trước sóng nước Cửu Long. Ở đây đang nuôi nhiều loại cá nhưng chủ lực vẫn là thác lác cườm - một đặc sản của miền Tây Nam bộ. 

Kiếm tiền từ cá 

Ông Bảy Bon xúc một tô thức ăn trong bao tải, rải xuống bè lộ thiên. Hàng ngàn con cá thác lác cườm (mỗi con nặng chừng 300 - 400gram) tung mình trên mặt nước tranh giành đón đớp… Mỗi ngày, ông Bảy Bon cho cá ăn 2 lần, đó là chưa kể khi có khách du lịch tới yêu cầu xem cá.

 bo nghe hai quan ve miet vuon lam “thuy quai” con son hinh anh 1

Ông Lý Văn Bon bên bè cá của mình.

Chiếc bè cá này chứa 100 tấn cá thác lác cườm. Hàng ngày, ông xuất bán 300 - 500kg cá tươi cho các đại lý, thương lái ở TPHCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong nước. Cơ sở chế biến chả, rút xương, muối sả… từ nguyên liệu cá thác lác cườm của ông đã hoạt động từ năm 2013, mỗi ngày có hàng trăm ký thành phẩm được tiêu thụ.

Ông Bảy Bon cho biết: “Năm 2000, khi mới về lập nghiệp ở xứ cồn Sơn này, tôi chỉ có khả năng đầu tư  2 bè cá; trị giá mỗi bè chừng 200 triệu đồng. Nhờ làm ăn thuận lợi, mỗi năm tôi “cắm” xuống khúc sông 2-3 bè cá”. 17 năm qua, cơ ngơi của ông giờ đã trên 30 bè nuôi cá với tổng diện tích trên 5.000m2, trị giá gần 20 tỷ đồng.

Ông Bảy Bon quê ở U Minh Hạ (Cà Mau), một trong những cái nôi của cá, tôm. Vợ chồng ông đều học tại Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, nhưng ra trường, ông không theo nghề mà làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Cà Mau. Thế nhưng, trong thâm tâm ông lúc nào cũng nghĩ đến con cá, con tôm. Chẳng vậy mà nhà ông ở Cà Mau có tới 5 cái vuông (tổng diện tích 3.000m2) nuôi các loại cá tra, sặt rằn, rô, lóc…  Chuyện con tôm, con cá tưởng chừng dừng ở đây.

Tình cờ năm 1998, trong một lần làm thủ tục nhập hàng, ông Bảy Bon gặp ông Philip, người Pháp, một chuyên gia trong ngành thủy sản. Ông Philip là Tổng Giám đốc Công ty CP Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc “Proconco”, đã làm ăn tại thị trường Việt Nam trên 20 năm. Hai người nói chuyện về con tôm, con cá rất tương đầu ý hợp. Trong một chuyến khảo sát ở các nước có dòng Mê Công chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Campuchia, ông Bảy Bon học được rất nhiều từ người bạn, người thầy Philip về cách nuôi và kinh doanh  các loài thủy sản. 

Năm 2000, ông Bảy Bon xin nghỉ làm hải quan, tập trung cho nghề nuôi cá. Nghiên cứu địa thế dòng chảy dưới chân Cồn Sơn, ông quyết định chọn nơi này làm “đại bản doanh” cho những bè cá của mình. Ở đây, con tôm, con cá tự nhiên phát triển rất tốt; độ sâu và dòng chảy chuẩn; đặc biệt không bị ô nhiễm. Những năm đầu, ông nuôi cá điêu hồng, vì loại cá này những năm 2000 rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cá điêu hồng dễ nuôi, đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn, lợi nhuận cao, nhưng cũng chỉ để lấy ngắn nuôi dài. Chiến lược của ông là nuôi những loại cá đặc sản, ít người nuôi và mở rộng được thị trường tiêu thụ. Năm 2012, cá thác lác cườm đã được ông Bảy Bon chọn thay thế. Đây là loại cá đặc sản của Nam bộ.

Đặc biệt, loại cá này rất phù hợp làm chả do thịt dai, giòn, ngọt và mùi thơm đặc trưng. Gần đây, cá thác lác cườm còn được làm thêm các món:  rút xương, muối sả. Món ngon trở nên thịnh hành từ bữa cơm gia đình đến những bữa tiệc sang trọng…

Hậu Giang là địa phương nổi tiếng về cá thác lác cườm. Tuy nhiên, người dân Hậu Giang chỉ nuôi loại cá này trong ao hầm, nên số lượng cũng không nhiều. Sau nhiều ngày suy nghĩ và nghiên cứu, ông Bảy Bon quyết định đưa con cá thác lác cườm xuống nuôi trên dòng nước chảy.

Cá được nuôi ở đây vừa mau lớn, lại sạch và ngon hơn hẳn con cá nuôi trên ao hầm. Từ khi nuôi tới nay, mỗi năm ông Bảy Bon cho xuất bè từ 800 - 1.000 tấn cá. Đó là chưa kể hàng chục loại cá đặc sản đang được ông nuôi thí điểm như: cá hô, cá cóc, cá chạch lấu, tôm càng xanh… cũng cho xuất bè vài chục tấn/ năm. Chỉ riêng lợi nhuận từ cá thác lác cườm cũng cho ông Bảy Bon thu về vài tỷ đồng/năm. Hỏi về nhân công, ông Bảy cho biết, chỉ có vợ chồng ông và 3 đứa con, cháu trong nhà.

Nuôi cá + du lịch = đổi đời

Từ ngày về ở xứ sông nước miệt cồn này, bà con nơi đây đặt cho ông Bảy Bon cái tên Thủy quái, vì cái tài lặn sâu tới hơn 10m nước trong vài, ba tiếng đồng hồ. Khi không có máy, ông Bảy vẫn có thể lặn sâu dưới nước khoảng 5 - 7 phút. Một trong những nguyên nhân để ông quyết định định cư nuôi cá là vì ông am tường thủy thổ nơi này.

Cứ khoảng 3-4 lần/tháng ông lặn sông để tìm hiểu dòng chảy, luồng lạch, nơi ngụ cư của các loài cá và sửa chữa lồng bè. Nhiều lần, ông chạm mặt những con cá to cỡ vài chục ký. Chúng quanh quẩn quanh ông. Ông kể, ở xứ U Minh kênh rạch nhiều, lúc 5 tuổi mình đã biết bơi và lặn. Bơi lặn hàng ngày riết quen nên mình mới có khả năng như bây giờ. Số mệnh đã gắn kết mình với con tôm, con cá. Mình mê sông nước, yêu cá tôm; chỉ cần không hủy diệt, bắt vô tội vạ thì trời sẽ cho mình làm ăn may mắn. 

Đoàn khách trên 30 người từ Hà Nội vào, dắt nhau di chuyển từ lồng bè này tới lồng bè khác, ai cũng thích thú với những lồng bè đầy ắp cá, tôm… Anh Lê Đoàn (50 tuổi) cùng vợ và con gái lần đầu du lịch Cần Thơ và ĐBSCL, tâm sự: Được sống trong không khí mát mẻ, thoáng đãng,  ăn các loại cá đặc sản nơi đây thật như một giấc mơ! Ông Hai Tạo và 3 người bạn là khách “ăn dầm” trên những bè cá của ông Bảy Bon đã 5, 7 năm nay.

Ông Hai ung dung ngồi câu cá trên bè nổi. Ông câu những con cá tự nhiên ngoài lồng bè, ông tâm sự: “Tôi làm nghề kinh doanh vật liệu xây dựng ở đường 3-2, TP Cần Thơ. Mỗi tuần tôi tới đây 3 buổi. Nếu trời mưa không đi được là nhớ lắm! Tôi câu cá ở đây vừa là giải trí sau nhưng giờ lao động mệt nhọc, vừa có cá sạch để ăn”.

Bao giờ cũng vậy, sau khi khách tham quan bè cá, ông Bảy Bon dẫn khách lên Cồn Sơn. Tuy ở sát trung tâm TP Cần Thơ nhưng Cồn Sơn mới có điện vài năm nay. Chất hồn hậu, thôn quê vẫn còn ngự trị ở vùng đất này. Du khách đến đây tha hồ thưởng thức các món cây nhà lá vườn, đặc sản miệt vườn:: mắm kho, mắm chưng, lươn, ếch, gà ta, chuối, ổi, đu đủ, sầu riêng…

Ông Bảy Bon đang kết hợp với nhiều bà con Cồn Sơn làm du lịch sinh thái. Bình quân, bè cá của ông Bảy Bon đón khoảng 10 đoàn khách tham quan (khoảng 100 người/ngày). Riêng thứ bảy, chủ nhật lượng khách gấp đôi. Dẫn khách lên Cồn Sơn và tham quan bè cá, ông Bảy Bon chỉ thu 10.000 đồng/người. Các nhà làm du lịch trên cồn cũng đều làm như thế…

Nuôi cá và đang tập tành làm du lịch đã giúp gia đình ông Bảy Bon và bà con Cồn Sơn từng bước đổi đời. Ông Bảy Bon tâm sự: Tôi đang nuôi rất nhiều loại cá đặc sản như: chạch lấu, cá hô, cá cóc, chép kiểng, tôm càng xanh…, những loại cá này đang mở ra nhiều triển vọng, nhưng cái chính vẫn là hỗ trợ và tìm đường lâu dài cho việc nuôi và kinh doanh đa dạng các loại cá. 

Ông Bảy Bon là người đầu tiên và cũng là duy nhất ở vùng đất Chín Rồng đưa con cá thác lác cườm từ ao hầm qua nuôi ở lồng bè trên dòng sông Hậu. Gần 5 năm qua, sản phẩm cá thác lác cườm của ông Bảy Bon đã có mặt ở nhiều thị trường trong nước và các nước có dòng Mê Công chảy qua; mở ra tương lai tươi sáng cho nghề nuôi cá đặc sản.

 

Theo Lê Bình (SGGP)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Hôm nay65,134
  • Tháng hiện tại770,247
  • Tổng lượt truy cập90,833,640
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây