Với đặc điểm là vùng đất rừng - tôm, có sẵn cây rừng, cây bình linh, trên bờ vuông người dân còn trồng thêm cây so đũa và các loại cây khác, nguồn thức ăn cho con dê rất dồi dào, không tốn chi phí.
Là hộ thành viên tổ hợp tác, anh Lê Văn Be cho biết, con dê nuôi dễ, chỉ cần làm chuồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn đầy đủ, thịt dê dễ bán, không sợ ế hàng. Vừa hành vừa học, đàn dê của tổ ngày một phát triển, đến nay mỗi hộ trong tổ có 40 con dê, sản phẩm thịt dê thu về trên 80 triệu đồng/hộ/năm.
Nhiều mô hình nuôi dê của bà con xã Ðất Mới đem lại thu nhập.
Qua tìm hiểu, Tổ hợp tác nuôi dê ấp Rạch Thọ được thành lập năm 2012, ban đầu mỗi hộ chỉ có 3 con dê giống. Ðể nông dân hiểu, biết cách con dê, Hội Nông dân xã, ấp phối hợp với nhân viên thú y mở lớp chuyển giao kỹ thuật cho hội viên nông dân trong tổ về cách chăm sóc, cách nhân giống, gây dựng đàn, xây dựng chuồng nuôi, phòng bệnh cho đàn dê.
Nuôi dê trên vùng đất mặn của Tổ hợp tác ấp Rạch Thọ được Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển tổng kết đánh giá là mô hình điển hình có hiệu quả, phù hợp với địa phương trong việc sản xuất “đa cây, đa con”, mở ra hướng sản xuất mới trên vùng đất mặn, cần được nhân rộng trong nông dân./.
Bài và ảnh: Phạm Văn Ðông
Nguồn: Báo Cà Mau
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh