Học tập đạo đức HCM

Cây, con mới làm nên “sức sống” nông nghiệp Thủ đô

Thứ tư - 04/01/2017 19:39
Đến hết năm 2016, Hà Nội đã có thêm 54 xã đạt tiêu chí để xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã hoàn thành NTM của toàn thành phố lên 255/386 xã. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng/người/năm... Những kết quả đó có phần đóng góp lớn của chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Có thêm 54 xã cán đích nông thôn mới

Đan Phượng là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn NTM. Ông Nguyễn Hữu Tịnh – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết: “Đến nay, kinh tế của Đan Phượng liên tục phát triển đồng bộ cả về quy mô và chất lượng, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,26%. Thu nhập bình quân đầu người từng bước được cải thiện, từ 18,3 triệu đồng năm 2011 lên khoảng trên 30 triệu đồng năm 2016. Theo ông Tịnh, để có được thành quả đó, một phần là nhờ huyện mạnh dạn chuyển đổi 1.045ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như hoa ly, cam Canh, bưởi tôm vàng, trong đó có nhiều diện tích cho thu nhập từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha.

 cay, con moi lam nen “suc song” nong nghiep thu do hinh anh 1

Anh Dương Văn Thọ thu hoạch bưởi tôm vàng bán cho khách tại vườn của gia đình ở đội 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng

Theo ông Chu Phú Mỹ, đến hết năm 2016, Hà Nội đã có thêm 54 xã đủ điều kiện để đề nghị thành phố công nhận xã NTM, tăng 32 xã so với kế hoạch thành phố đề ra, nâng tổng số xã hoàn thành NTM ở Hà Nội lên 255 xã.  Đặc biệt, thành phố có 2 huyện là Đan Phượng và Đông Anh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. 

Một trong những nông dân điển hình của huyện là anh Dương Văn Thọ (ở đội 2, xã Thượng Mỗ). Nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bưởi tôm vàng mà chỉ với 3 sào đất, gia đình anh Nội đã có thu nhập trên dưới 200 triệu đồng/năm. “Giờ bưởi tôm vàng đã có thương hiệu và được khách hàng khắp nơi ưa chuộng nên người trồng chúng tôi rất phấn khởi. Bưởi trồng ra bao nhiêu cũng bán hết với giá cao, trung bình 60.000 đồng/quả, thu nhập cao gấp cả chục lần so với trồng lúa” – anh Thọ chia sẻ.

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, thành tựu nổi bật nhất trong quá trình xây dựng NTM của Hà Nội phải kể đến là lĩnh vực nông nghiệp đã có bước chuyển đổi mạnh mẽ. Theo thống kê, đến nay thành phố đã hình thành được 15 xã trọng điểm về chăn nuôi bò sữa với hơn 10.000 con; 19 xã chăn nuôi bò thịt với gần 27.000 con, 13 xã chăn nuôi lợn với hơn 227.000 con và 29 xã chăn nuôi gia cầm với gần 6 triệu con… “Bên cạnh đó, các đề án phát triển hoa cây cảnh; cây ăn quả; chè an toàn; lúa hàng hóa cũng được duy trì và phát triển tốt, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố lên 239 triệu đồng/ha” – ông Mỹ nhấn mạnh.

Hướng đến nền nông nghiệp sạch

Tại huyện Phúc Thọ, tính đến hết năm 2016 có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM, như vậy huyện chỉ còn 2 xã chưa đạt đủ 19/19 tiêu chí. Ông Đoàn Tuấn Anh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết, năm 2017, huyện sẽ tiếp tục dồn lực đầu tư cho 2 xã còn lại, phấn đấu đến tháng 7.2017 Phúc Thọ sẽ trở thành huyện NTM”.

Cũng theo ông Anh, năm 2017, tam nông vẫn sẽ là lĩnh vực được Phúc Thọ tập trung đầu tư, trong đó, huyện sẽ chú trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, như đưa các giống cây - con mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như phát triển mô hình nuôi thỏ New Zealand, nuôi lợn rừng sinh học, nuôi gà thả vườn, cá an toàn sinh học… Đặc biệt, huyện sẽ phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp thịt lợn sinh học Liên Việt - Phúc Thọ theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, thực phẩm an toàn và bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.

Về xây dựng NTM năm 2017, Giám đốc Sở NNPTNT Chu Phú Mỹ cho hay: “Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, cần tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí từ y tế, giáo dục, văn hóa đến môi trường... Đối với sản xuất, cần đặc biệt quan tâm đến củng cố, đổi mới hoạt động của các HTX để đẩy mạnh vai trò liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân”.

Tác giả bài viết: Hải Đăng

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập381
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm377
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,513
  • Tổng lượt truy cập90,880,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây